Tổ tiên chỉ dạy: 'Người không có phúc khí, cả đời long đong, lận đận, trên thân thường có 3 biểu hiện rất xấu'

( PHUNUTODAY ) - Trên đời này có 3 kiểu người không có phúc khí, làm gì cũng chẳng thể thành công, bạn cần lưu ý.

Loại người thứ nhất là người sống độc ác, cay nghiệt

Người không có phúc khí đa phần đều rất độc ác, hay nói lời cay nghiệt. Họ đối xử với mọi người hết sức nghiêm khắc, vô tâm, không có chút tình cảm nào.

Đối với người cay nghiệt, độc ác thì có rất ít việc khiến họ vui vẻ, hài lòng. Họ cũng chẳng ưa ai, coi trọng ai. Người cay nghiệt cho rằng tiền bạc là quan trọng nhất. Họ vì tiền bạc mà làm mất đi tình thân. 

3

Trên đời này không có ai là hoàn mỹ, mà nếu có người hoàn hảo thì cũng khó mà tồn tại lâu. Người cay nghiệt nói lời cũng rất chua ngoa, hay châm chọc, chỉ trích người khác. Họ không có tình cảm, luôn muốn người khác bị bẽ mặt.

Ngoài ra, người cay nghiệt còn luôn xem mình là trung tâm, không biết nghĩ cho người khác. Trên đời này, nếu bạn không biết suy nghĩ cho người khác, không thể làm gì cho người khác, thì sao có thể đòi hỏi người khác nghĩ cho mình? Nếu vậy, người thân, bạn bè bên cạnh mình rồi sẽ bỏ đi hết, phúc khí cũng theo đó ra đi.

Loại người thứ hai: Người hám danh lợi

Với con người, ải sinh tử nguy hiểm chẳng kém gì ải danh lợi. Khi danh lời bày ra trước mắt, con người ta khó mà không nổi lòng tham. Người quá hám danh lợi thì phúc khí chẳng mấy chốc sẽ rời xa.

Tục ngữ có câu: ''Một hàng rào ba cái cọc, một hảo hán ba trợ thủ''. Nếu không có người trợ giúp thì bản kế hoạch của bạn dù hoành tráng đến đâu cũng không thể hoàn hảo, khát vọng của bạn có lớn đến mấy cũng khó thực hiện được.

co-nhan-day-1956

Loại người thứ ba: Người cố tỏ ra nguy hiểm

Những người hay khoe khoang, cố tỏ ra nguy hiểm, thông minh, thực chất thì là người hết sức thấp kém. Loại người kiểu này thường so sánh bản thân với người khác, cho rằng mình là nhất nhưng đó không phải là sự thật.

Chúng ta đều biết đến yếu tố quyết định tài năng của một người, ngoài nỗ lực của bản thân còn phụ thuộc vào thiên phú. Chẳng hạn ông trời ban cho bạn tài năng văn chương là muốn bạn đem tài năng đó phục vụ công chúng, chứ không phải để bạn khoe khoang.

Những tài năng mà bạn có được, hãy không ngừng tu dưỡng, nâng cao để phục vụ mọi người, biến mình thành người có tri thức, có tấm lòng yêu thương nhân loại. Có như thế, tài năng của bạn mới được trọng dụng.

Một người nói chuyện rất hay, tài văn chương cũng nổi bật, nhưng nếu không có hành động thực tế thì người này cũng chỉ là nói lý thuyết suông mà thôi.

Theo:  xevathethao.vn copy link