Tổ tiên dặn lại: "Ở đời tham lam 3 cái to này, mạt kiếp nghèo hèn, chẳng ngóc được đầu lên"

( PHUNUTODAY ) - Đúng với câu nói tham thì thâm. Tham lam 3 thứ to này, suốt đời chẳng ngóc được đầu lên.

Nhiều người nghĩ rằng giàu hay nghèo đều có số phận cả rồi. Tuy vậy, đây không phải là suy nghĩ đúng. Phần lớn, số phận của mỗi người nằm trong bàn tay họ.

Làm việc chăm chỉ thì có của ăn của để. Ngược lại, cuộc sống giàu sang không bao giờ đến với người lười biếng, chỉ ham hưởng thụ. Ở đời, cứ tham làm 3 cái to này thì mạt kiếp vẫn nghèo, không ngóc đầu lên được.

1. Thói quen tiêu tiền to

Trong xã hội ngày nay, nhiều người có suy nghĩ lao động đi liền với hưởng thụ. Họ làm đồng nào xào đồng nấy, không muốn giữ lại thứ gì cho mình. Những người có thói quen tiêu tiền to thường chia làm 2 kiểu:

Kiểu thứ nhất: Những người sinh ra đã ngậm thìa vàng, có của cải vận chất thừa thãi. Họ thường được gọi là tầng lớp phú nhị đại, được hưởng khối lượng tài sản khủng do cha mẹ để lại. Họ không biết kiếm tiền vất vả thế nào mà chỉ biết hưởng thụ, tiêu những đồng tiền cha mẹ làm ra mà không biết tính toán. Họ có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, không nghĩ ngợi nhiều.

1

Kiểu thứ hai: Những người từ nhỏ đã sống trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khi đi ra ngoài xã hội họ phải học cách bươn trải và xoáy vào những cạm bẫy, dục vọng của xã hội hiện thực. Khi có được chút danh lợi, họ trở nên ‘đua đòi’, phóng túng dục vọng. Họ tiêu tiền hoang phí kiểu con nhà lính, tính nhà quan.

Người giàu vốn được dạy về giá trị tiền bạc từ khi còn nhỏ, hiếm khi tiêu xài phung phí. Họ thường có kế hoạch rõ ràng, đầu tư bài bản để tiền đẻ ra tiền.Trong khi đó, nhiều người nghèo mà sĩ diện, kiếm được đồng nào, họ liền xào đồng nấy để ngẩng mặt với đời.

2. Người có thời gian rảnh to

Trên đời này, có những người bận rộn quanh năm. Họ tận dụng tốt thời gian để học tập, làm giàu cho bản thân. Họ không thích ăn chơi, hưởng thụ. Trong khi đó, nhiều người có khoảng thời gian rảnh lớn. Họ chủ yếu dành thời gian để ăn chơi, nghỉ ngơi, mặc kệ cuộc đời.

Bạn có bao giờ gặp người thành công nào lười biếng hay chưa? Họ thậm chí còn ước cuộc sống có thêm thời gian để có thêm nhiều cơ hội học tập, làm việc. Sau khi bước vào công việc xã hội, một số người sẽ tiếp tục nắm bắt thời gian, chăm chỉ làm việc, về nhà có thể làm một số việc bán thời gian, hoặc có thể tiếp tục đọc sách hoặc làm giàu cho bản thân, họ cũng có thể tận dụng thời gian để học thêm một số kĩ năng khác nữa.

2

Những người biết tận dụng và trân quý thời gian sẽ biết cách liên tục nâng cao năng lực, có nhiều cơ hội thay đổi bản thân trong công việc. Đối với người chỉ biết ‘ăn không ngồi rồi’, lười biếng và không có động lực cố gắng, họ chủ yếu nghỉ ngơi, thư giãn, chờ đến nước đến chân mới nhảy. Có khi, đến già họ cũng chẳng đạt được thành tựu nào.

3. Người cho vay những khoản tiền to

Nhiều người hào phóng quá mức, ai cũng cho vay tiền. Tuy vậy, cho vay thì dễ, đòi mới khó. Thế mới có câu, đứng cho vay, quỳ đòi nợ. Mà nếu có đòi, thì lại dễ sứt mẻ tình bạc. Hoặc giả dụ bỗng không cho vay nữa, thì người kia lại dễ lật mặt, rồi cũng tự thế mà xa cách.

Đối với người giàu, họ thường đánh giá xem có nên cho người khác vay tiền hay không, đặc biệt là những món vay lớn. Họ làm ra tiền khó nên không dễ cho vay khoản tiền của mình. Họ biết cân nhắc thiệt hơn về khả năng hoàn trả rồi mới giải ngân.

Việc học là suốt đời, đặc biệt đối với người nghèo, nhất định cần phải học cách giỏi quản lý tài sản, nếu không thay đổi những tư duy và thói quen cũ, thì cuộc sống của họ sẽ ngày càng nghèo khổ, khó khăn.

Theo:  xevathethao.vn copy link