Giao thừa nhà không trống
Tết Nguyên đán là thời điểm nhà nhà đoàn viên. Dù có đi làm ăn xa hay gần, cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, các thành viên trong gia đình cũng sẽ quay về đoàn tụ để cùng nhau đón năm mới. Giao thừa là thời khắc đất trời hòa hợp, rất kỵ việc để nhà trống, không có người.
Ngôi nhà trống rỗng mang lại cảm giá hoang vắng. Nhà như vậy thì phúc lành không đến, tài khí không hội tụ, gia chủ khó gặp may mắn.
Giao thừa không "trống" ánh sáng
Vào đêm Giao thừa, không nên để nhà cửa tối tăm. Gia chủ nên thắp đèn sáng từ trong nhà ra ngoài ngõ để xua đuổi vận xui của năm cũ, đón may mắn trong năm mới.
Giao thừa nồi không trống
Thực phẩm là thứ mà ai cũng cần. Đối với các gia đình, no đủ là điều vô cùng quan trọng.
Vì vậy, trong đêm giao thừa, trong nồi cần có thức ăn nếu không sẽ ảnh hưởng đến tài vận của gia đình.
Thùng gạo, chum nước không trống
Nước và gạo là nguồn thực phẩm chính mang lại sự sống cho con người. Chúng ta cần những thứ này đẻ tồn tại hàng ngày. Trong nhà có đủ gạo và nước thì không phải lo chuyện ăn uống. Nếu trong nhà không có gạo trong hũ, không có nước trong chum thì phước lành không đến, năm mới khó đủ đầy.
Vì thế, người xưa luôn dặn con cháu phải đổ đầy thùng nước, thùng gạo vào đêm giao thừa. Điều này ngụ ý thu được của cải, phước lành, năm mới sung túc.
Củi lửa trong nhà không trống
Trước đây, người ta dùng củi làm công cụ đun nấu. Vì vậy, trước khi bước vào đêm giao thừa, các gia đình sẽ chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để sử dụng trong những ngày đầu năm mới. Việc thiếu hụt "củi lửa" ngay ngày đầu năm khiến mọi thứ bị gián đoạn. Đây là biểu hiện của điều không may mắn, ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.
Ngày nay, đa số gia đình sử dụng bếp ga, bếp điện thay cho bếp củi nên trước khi hết năm cần kiểm tra để đảm bảo bình ga đầy, bếp điện hoạt động tốt.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.