Tuổi 50 chính là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành sâu sắc cả về tâm hồn lẫn trải nghiệm của con người. 50 tuổi không phải già những rõ ràng cũng không phải trẻ, đây là độ tuổi chứng kiến nhiều sự thay đổi của đời người.
Ở lứa tuổi này, con người không còn vội vã chạy theo danh vọng hay hơn thua thiệt hơn như thuở thanh xuân, mà bắt đầu sống chậm lại để chiêm nghiệm. Tuổi 50 người ta bắt đầu nghiêng về đời sống tinh thần, biết chăm lo cho sức khỏe. Tuổi 50 là khi ta nhìn lại chặng đường đã qua, có thể mỉm cười vì những nỗ lực của mình, đồng thời trân trọng từng khoảnh khắc hiện tại bên gia đình, bạn bè.

Tuy nhiên tuổi 50 cũng đầy gánh nặng. Ta phải lo làm việc chăm chỉ để nuôi con, có những đứa con đã lập gia đình nhưng cũng có nhưng đứa con vẫn còn đang học tập. Ta cũng phải kiếm tiền để lo phụng dưỡng cha mẹ đã già đã yếu. Tuổi 50 đôi khi chênh vênh giữa hai dòng nước, không biết đi đâu, về đâu.
Tổ Tiên ta có câu rằng: "Người đến tuổi 50 thì nghiệp và phước của một người sẽ thể hiện rõ nhất', vậy nó thể hiện ở điểm nào?
Lòng hiếu thảo của con cái
Lòng hiếu thảo của con cái chính là thứ đánh giá rõ nhất phúc khí của một gia đình. Khi còn nhỏ, con thường ngoan ngoãn, quấn quýt, nghe lời cha mẹ, lúc này cha mẹ là cả bầu trời của con. Nhưng khi con lớn lên, lập gia đình riêng, sự gắn bó ấy có thể dần thay đổi, thực tế có nhiều đứa trẻ đã “bỏ quên” không ngó ngàng tới cha mẹ mình. Thậm chí khi cha mẹ già chúng còn coi như gánh nặng.
Bởi thế, nếu con cái vẫn giữ được lòng biết ơn, quan tâm chăm sóc cha mẹ thì đó là phúc đức lớn. Ngược lại, nếu con vô tâm, lạnh nhạt, thậm chí quay lưng với đấng sinh thành thì đó thực sự là điều vô cùng đầu lòng mà nhiều cha mẹ phải chấp nhận.
Thế nhưng, con cái sẽ chẳng tự nhiên mà ngoan ngoãn. Muốn con cái hiếu thảo, cha mẹ cần dạy con từ sớm: biết học hành chăm chỉ, rèn luyện kỹ năng sống, làm việc có trách nhiệm và giữ gìn đạo đức. Đồng thời cha mẹ cũng phải là người làm gương, hiếu kính với ông bà, sống tử tế, có chừng mực trong cách dạy dỗ. Cha mẹ chỉ nuôi mà không dạy, con cái lớn lên không thể có tài có đức. Hiếu thảo không tự nhiên mà có – nó được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương và cách sống của cả một gia đình.

Cuộc sống khi về già
Có một sự thật đau đớn rằng, cách bạn đối xử với tình yêu thời trẻ sẽ quyết định những năm tháng tuổi già về sau. Khi tuổi 50 gõ cửa, nếu bạn vẫn đơn độc, không có người sẻ chia, thì những năm tháng cuối đời dễ trở nên trống vắng, lạnh lẽo. Tình yêu không chỉ là cảm xúc, mà còn là sự đồng hành, là bến đỗ tinh thần trong cuộc sống đầy biến động.
Bởi vậy, cho dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa, dù giàu hay nghèo, khỏe mạnh hay đau ốm, hãy học cách đối xử tốt với người bạn đời của mình. Khi gặp khó khăn, đừng im lặng hay xa cách mà hãy chủ động chia sẻ, cùng nhau vượt qua thử thách. Sự cảm thông và thấu hiểu chính là nền tảng bền vững của một mối quan hệ lâu dài. Nếu bạn sống với nụ cười, tinh thần tích cực và sự điềm tĩnh, thì cuộc đời cũng sẽ đáp lại bạn bằng sự ấm áp, niềm vui và những điều tốt đẹp không ngờ.