Dưới đây là 5 câu chuyện hay, ý nghĩa các mẹ nên dạy cho con mỗi đêm
Trách nhiệm
Một ngày người con trai hai tuổi của tôi u đầu vì sơ ý đâm vào bàn. Nó khóc ầm ĩ một hồi lâu. Tôi đã ra khỏi phòng và bước tới cạnh bàn, lớn tiếng hỏi: “Này! Bàn, ai làm bạn bị thương và khóc nhiều quá vậy?“
Nó ngừng khóc và nhìn tôi với những giọt nước mắt trên mặt. Tôi vuốt ve cái bàn và hỏi: “Ai làm bạn đau thế?“
Con trai nhìn tôi: “Ôi, là con đó bố“. Tôi nói: “Con xin lỗi cái bàn chưa?“. Nó nói: “Mình xin lỗi“, và cúi chào cái bàn.
Kể từ đó, nó đã học được cách chịu trách nhiệm.
Đừng trút sự tức giận của bạn lên người khác
Một ngày, đứa con 3 tuổi của tôi bắt đầu khóc vô cớ. Tôi hỏi: “Con cảm thấy không thoải mái à?“
“Không“, cậu bé nói.
“Tại sao con lại khóc nữa rồi? Uhm, bố không cảm thấy phiền nếu con khóc, nhưng con nên tìm một nơi thích hợp để khóc, và như vậy thì sẽ không làm phiền những người khác. Sau khi con khóc đủ rồi, hãy bảo bố mẹ, sau đó con có thể ra ngoài“.
Tôi để nó trong phòng tắm. Hai phút sau, nó gõ cửa và nói: “Con khóc đủ rồi bố“. Sau đó, nó được phép ra ngoài chơi.
Bây giờ, con trai tôi đã 18 tuổi, và nó không để cảm xúc của mình ảnh hưởng đến những người khác và đổ sự tức giận của mình lên những người khác.
Câu chuyện “Dê đen và Dê trắng”
Các bậc phụ huynh nên tạo mở đầu câu chuyện bằng những gợi ý hấp dẫn, miêu tả các tình tiết chính để tạođiểm nhấn giúp bé của bạn tò mò. Sau đó, bé sẽ chủ động lắng nghe bạn kể nhằm giải đáp thắc mắc của chính bản thân mình.
Trong khu rừng xanh ấm áp, có chú Dê Trắng và Dê Đen. Ngày kia, chú Dê Trắng vào rừng tìm ăn cỏ non, uống nước suối mát. Bất ngờ Chó Sói xuất hiện, Dê Trắng sợ sệt nhút nhát không dám đối mặt nên bị đã bị Sói ăn thịt. Thế rồi, Dê Đen cũng vô rừng tìm thức ăn và gặp mặt Sói. Nhưng Sói lại không thể làm hại Dê Đen, con biết tại sao không? Phải chăng Dê Đen có phép thuật hay mưu mẹo gì? Để mẹ kể con nghe nhé!
Dê Đen và Dê Trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến uống nước và tìm thức ăn ở trong khu rừng quen thuộc.
Một hôm, Dê Trắng đi tìm cái ăn và uống nước suối như mọi khi. Dê đang mải mê gặm cỏ, bất chợt một con Sói ở đâu nhảy xổ ra. Sói quát hỏi:
- Dê kia! mày đi đâu?
Dê Trắng sợ rúm cả người, lắp bắp:
- Dạ, dạ, tôi đi tìm... tìm cỏ non và...và uống nước suối ạ!
Sói lại quát hỏi:
- Mày có gì ở chân?
- Dạ, dạ, chân của tôi có móng ạ...ạ!
- Trên đầu mày có gì?
- Dạ, dạ, trên đầu tôi có đôi sừng mới nhú...
Sói càng quát to hơn:
- Trái tim mày thế nào?
- Ôi, ôi, trái...trái tim tôi đang run sợ...sợ...
- Hahaha...
Sói cười vang rồi ăn thịt chú Dê Trắng tội nghiệp.
Dê Đen cũng đi tới khu rừng để ăn cỏ non và uống nước suối. Đang tha thẩn gặm cỏ, chợt Sói xuất hiện, nó quát hỏi:
- Dê kia, mày đi đâu?
Dê Đen nhìn con Sói từ đầu tới chân rồi nghển cổ trả lời:
- Tao đi tìm kẻ nào thích gây sự đây!
Sói bị bất ngờ, nó hỏi tiếp:
- Thế dưới chân mày có gì?
- Chân thép của tao có móng bằng đồng.
- Thế...thế...trên đầu mày có gì?
- Trên đầu của tao có đôi sừng bằng kim cương!
Sói sợ lắm rồi, nhưng vẫn cố vớt vát:
- Mày...mày...trái tim mày thế nào?
Dê đen dõng dạc trả lời:
- Trái tim thép của tao bảo tao rằng: hãy cắm đôi sừng kim cương vào đầu Sói. Nào, Sói hãy lại đây.
Ôi trời, sợ quá, con Sói ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng, từ đó không ai trông thấy nó lởn vởn ở khu rừng đó nữa.
Qua câu chuyện ngụ ngôn trên, bạn có thể truyền tải nhiều thông điệp khác nhau cho bé hiểu. Chẳng hạn như biết cách ứng xử trước các tình huống khó, nguy hiểm, lạc quan và bản lĩnh để xử lý vấn đề.
Câu chuyện “Thỏ và Rùa”
Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh. Ngày ngày chúng vui chơi với nhau như hai người bạn thân. Một hôm, Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn.
Rồi chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xuê lá bên vệ đường. Vì quá tự tin vào khả năng giành chiến thắng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa chạy mãi rồi cũng đến nơi, thấy Thỏ đang ngủ ngon giấc Rùa từ từ vượt qua Thỏ và về đích trước Thỏ. Khi Thỏ thức dậy thì rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Lúc này Thỏ biết mình đã thua cuộc vì quá tự tin vào khả năng của mình, còn Rùa chiến thắng vì kiên trì bám đuổi mục tiêu và làm việc hết sức trong khả năng của mình, cộng với một chút may mắn và giành chiến thắng.
Một thế giới hình tượng động vật được miêu tả sinh động qua câu chuyện “Thỏ và Rùa”, đó là bài học về giáo dục đức tính kiên trì, siêng năng, nhẫn nại. Những người nhanh nhẹn nhưng cẩu thả trong suy nghĩ cuối cùng cũng sẽ bị đánh bại bởi người kiên nhẫn, siêng năng dù họ chậm hơn rất nhiều. Hãy nói bé nghe bài học trên, nhưng bên cạnh đó trong cùng một câu chuyện vẫn còn một khía cạnh khác để học tập.
Hãy là một quý ông
Con trai 9 tuổi của tôi đã trượt trong môn toán lớp 4 của mình và trở nên chán nản. “Làm sao chuyện này lại xảy ra được cơ chứ? Con đã trượt môn toán rồi“.
“Vì con ghét giáo viên toán học của con, lớp học của cô thật nhàm chán“.
“Thực vậy à? Bố muốn tìm hiểu thêm một chút“. Tôi cảm thấy thật thú vị.
Nó nói rất nhiều, nhưng tóm lại là giáo viên của nó không thích nó.
“Oh, bố biết rồi. Khi ai đó thích con, con thích lại, khi cô không thích con, con cũng ghét lại. Con là một người chủ động hay thụ đông?“.
“Một người thụ động!“, con trai tôi trả lời.
“Con là một người mạnh mẽ, hay chỉ là một người yếu ớt? Một quý ông hay một người bình thường?“, tôi tiếp tục hỏi.
“Con yếu ớt và là một người bình thường!“, con tôi trả lời.
“Một quý ông. Bố, con biết rồi! Cho dù cô giáo có thích con hay không, con có thể thích cô ấy, tôn trọng cô và là một người mạnh mẽ“.
Ngày hôm sau, con trai tôi đã vui vẻ đến trường. Kể từ đó những kỹ năng toán học của cậu bé đã được cải thiện, và nó đã học được sự khác biệt giữa một quý ông và một người bình thường.
“Ngày nảy ngày nay” – Thỏ lật ngược tình huốngThỏ vô cùng thất vọng vì để thua Rùa, nó nhận ra rằng nó thua chính vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì rùa không thể có cơ hội hạ được nó. Vì thế, Thỏ quyết định thách thức Rùa bằng một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, Thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy một mạch về đích. Nó bỏ xa Rùa đến mấy dặm đường.
Biết sai và sửa sai là một đức tính tốt, đó chính là lý do giúp anh chàng thỏ giành được chiến thắng ở cuộc đua thứ 2. Dù siêng năng, cẩn thận nhưng chậm chạp cũng sẽ phải thua người nhanh và chắc chắn. Bạn hãy giải thích cho bé hiểu rằng trong công việc hàng ngày giữa một người chậm, cẩn thận và đáng tin cậy với một người nhanh nhẹn, đáng tin cậy. chắc chắn người nhanh nhẹn sẽ được trọng dụng hơn nhiều và họ sẽ tiến xa hơn trong học tập, cũng như trong cuộc sống. Cha mẹ hãy giúp bé hiểu rõ thông điệp “chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và đáng tin cậy sẽ tốt hơn rất nhiều”.