TP.HCM yêu cầu giáo viên nói 'lời có cánh' với học sinh

16:29, Thứ năm 12/09/2013

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Ngoài bài kiểm tra cuối năm học, GV tuyệt đối không cho điểm trong suốt quá trình dạy học, kể cả bài kiểm tra thường xuyên.

Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, trong văn bản Sở GD-ĐT TP.HCM vừa gửi trưởng phòng GD-ĐT các quận, huyện và hiệu trưởng các trường nhiều cấp học, hướng dẫn tạm thời việc đánh giá không cho điểm đối với học sinh lớp 1 trong năm học 2013- 2014 trong khi chờ hướng dẫn cụ thể của Bộ GD-ĐT. Cụ thể những lời khen có cánh có thể sử dụng “Thầy/ cô rất tự hào về em”, “Thầy cô tin chắc em sẽ có kết quả tốt hơn, nếu…”. “Bài làm tốt, rất đáng khen”

Cụ thể, sở yêu cầu giáo viên (GV) cần đánh giá HS dựa trên nguyên tắc công bằng và toàn diện, không so sánh em này với em khác, không chê trách và tạo áp lực cho HS.

Ngoài bài kiểm tra cuối năm học, GV tuyệt đối không cho điểm trong suốt quá trình dạy học, kể cả bài kiểm tra thường xuyên.

Khen các em là rốn của vũ trụ có tốt hay không?

Cụ thể, giáo viên đánh giá HS thường xuyên bằng nhận xét dưới các hình thức: nhận xét miệng qua từng bài học, nhận xét qua bài viết (dưới 20 phút), quan sát và nhận xét HS qua hoạt động học tập, thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng.

Trong giai đoạn HS lớp 1 chưa đọc được lời nhận xét trong vở, giáo viên dùng những hình thức động viên kèm theo nhận xét bằng lời trực tiếp với HS. Khi HS đã đọc được, giáo viên ghi nhận xét, lời phê trong vở của HS. Hàng tháng, giáo viên nhận xét vào sổ liên lạc.

GV cần có những hình thức động viên, khuyến khích sự tiến bộ của HS, không được sử dụng các hình thức chê trách (như ký hiệu mặt buồn hay đánh giá C, D, ...). Nếu bài làm hoặc hoạt động giáo dục HS thực hiện sai hoặc chưa hoàn chỉnh, cần hướng dẫn các em thực hiện lại cho đúng và đầy đủ.

Cách giáo dục khen là chính này theo như đánh giá sẽ giúp các em học sinh bớt tự ti và có thể cố gắng hơn vì được khen. Ấy vậy mà, ở Mỹ có ông thầy giáo nọ lại lớn tiếng chê học sinh của mình chẳng là cái gì cả. Chỉ là cái kén trong vỏ bọc lâu ngày.

Còn nhớ, mùa hè năm ngoái, phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley ở bang Massachusetts (Mỹ) tuần trước, giáo viên tiếng Anh David McCullough Jr. đã gây sốc khi nói thẳng: “Các em chẳng có gì đặc biệt”.

Người thầy giáo này đưa ra minh chứng trong gia đình các em quen được cưng nựng như so với ngoài xã hội các em quá nhỏ bé. Các em chỉ là 1 trong hàng triệu học sinh phổ thông, các em không phải là "rốn của vũ trụ".

Có lẽ với thông điệp đó và cách giáo dục ấy mà nền giáo dục của nước Mỹ khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Nước Mỹ có số nhà khoa học đông nhất, các công trình nghiên cứu chất lượng nhất và có hệ thống giáo dục thương mại hóa mạnh nhất, câu chuyện mua kiến thức của nước này cũng khiến nhiều nước ngả mũ thán phục. Có lẽ, chúng ta đang hướng các em học sinh tới một thiên đường hơn là hướng về thực tế các em chưa chắc đã phải là niềm tự hào của cha mẹ, của nhà trường. Trường học Việt đang biến các em học sinh thành những gì đặc biệt chứ không như thầy giáo Mỹ chê học sinh.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc