Trải lòng của các giáo viên về chuyện thu nhập

( PHUNUTODAY ) - Trước thềm năm học mới, một con số đang được cộng đồng chú ý đó là 5.678.000 đồng. Đây là tiền lương của một thầy giáo cấp 3 tại Nghệ An với thâm niên 20 năm đi dạy.

Ngày 29/8, trên mạng xã hội xuất hiện chia sẻ thú vị của thầy Nguyễn Đăng Khoa - giáo viên khoa Ngữ Văn, Trường THPT Lê Lợi (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) về tiền lương. Bằng lối viết hóm hình, chia sẻ của thầy sau khi đăng tải thu hút hàng nghìn lượt thích và bình luận.

Theo đó, thầy Khoa vừa nhận lương tháng 8 của mình và số tiền mà anh nhận được là một dãy số rất đẹp - 5.678.000 đồng nên anh quyết định chia sẻ về dự định tương lai với số tiền này. Anh khẳng định việc chia sẻ này không nhằm mục đích kêu ca, phàn nàn hay phản đối chính sách.

trai-long-cua-cac-giao-vien-ve-chuyen-thu-nhap-1

 Những dòng chia sẻ của thầy Nguyễn Đăng Khoa gây “sốt” cộng đồng mạng

Thầy Khoa, chủ nhân của số tiền lương nói trên cho biết, với số tiền này thầy dự chi để mua sắm quần áo, giày dép, dụng cụ dạy, học cho bản thân và hai con nhỏ chuẩn bị vào năm học mới; trả các loại tiền dịch vụ như cước điện thoại, Internet, truyền hình, gas hay là điện,…; mua lương thực, thực phẩm dự trữ cho mùa mưa bão.

Thầy Khoa cũng nhờ các bạn giỏi Toán tính giúp với thu nhập và các khoản chi đó thì khi nào thầy mới tiết kiệm đủ tiền để mua được nhà hoặc xe ô tô.

Một khán giả của Chuyển động 24h cũng đã nhanh chóng tính giúp thầy. Nếu mỗi tháng thầy tiết kiệm được 2 triệu đồng thì phải mất hơn 20 năm thầy mới mua được chiếc xe ô tô 500 triệu và mất từ 30-40 năm mới mua được một căn nhà nhỏ. Tất nhiên với điều kiện là thầy không được ốm và giá nhà và giá ô tô vẫn phải giữ nguyên trong vòng 30-40 năm tới.

Thực tế thì mức lương của thầy Khoa vẫn được xem là cao ở trong nghề do thầy có thâm niên 20 năm đi dạy và là giáo viên trong biên chế. Còn với nhiều giáo viên khác, đặc biệt là giáo viên hợp đồng, mức thu nhập thấp hơn rất nhiều lần do lương thấp và không được hưởng các chế độ phụ cấp khác.

Mức lương của mình là 1 triệu 6, chi phí bây giờ mình nuôi 2 con nhỏ đã là 5 triệu rồi. Ban ngày thì đi làm như thế này, tối về sẽ mệt mỏi và khi đó chuyện chuyên môn sẽ không chuyên sâu được nữa”, một giáo viên chia sẻ.

Còn như cô giáo Trần Mỹ Anh (Trường Tiểu học Thượng Đạt, Tp. Hải Dương), đã 3 năm nay, hè nào cô cũng phải tất tả giúp chồng làm bánh đa kiếm thêm đồng ra đồng vào. Mang tiếng là giáo viên nhưng suốt 3 tháng hè, cô đều không được hưởng đồng lương nào.

trai-long-cua-cac-giao-vien-ve-chuyen-thu-nhap-2

 Cô giáo Trần Mỹ Anh (Trường Tiểu học Thượng Đạt, Tp. Hải Dương) (Ảnh: vtv.vn)

Cô giáo trẻ tâm sự: “Trong 3 tháng hè, giáo viên hợp đồng không được lĩnh lương và tiền bảo hiểm thì phải tự đóng. Giáo viên hợp đồng như tôi mà không có công việc gì làm thêm thì không biết là xoay sở như thế nào”.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn