Tâm sự của con gái tuổi dậy thì: Mẹ ơi, con không muốn gặp ai hết, mặt con có "đèn pin"!

( PHUNUTODAY ) - Con bé bước ra nhìn tôi bằng đôi mắt ngấn lệ, giọng nghẹn ngào, đưa tay lên mặt để xóa sổ đám mụn trứng cá đáng ghét: "Mẹ nhìn xem, mặt con nổi chi chít. Cứ thế này, mai đi học, đám bạn sẽ cười con, xấu hổ chết mất".

Mẹ ơi, nhìn con xấu xí quá!

Buổi sáng cuối tuần nọ, khi tôi đang cùng chồng nhâm nhi một tách trà trong phòng khác, thì chợt vang lên tiếng hét thất thanh của con gái nhỏ 14 tuổi trong phòng tắm: "Trời ơi, chuyện gì xảy ra thế này?"

Sợ con gặp chuyện chẳng lành, tôi bèn buông vội tách trà xuống, lao về phía phòng tắm: “Có chuyện gì thế con?"

Con bé bước ra nhìn tôi bằng đôi mắt ngấn lệ, giọng nghẹn ngào, đưa tay lên mặt để xóa sổ đám mụn trứng cá đáng ghét: "Mẹ nhìn xem, mặt con nổi chi chít. Cứ thế này, mai đi học, đám bạn sẽ cười con, xấu hổ chết mất".

Nhìn những nốt mụn đang biểu tình trên mặt con gái, tôi khẽ bẹo yêu đôi má của con: "Con đừng làm vậy, sẽ không tốt đâu".

Mẹ ơi, con không muốn gặp ai hết, mặt con có

Mẹ ơi, con không muốn gặp ai hết, mặt con có "đèn pin"!

Mặc dù vậy, con bé vẫn phụng phịu. Nó nhìn tôi rồi kéo lại hỏi nhỏ: "Trông con xấu xí lắm đúng không mẹ? Con ngại lắm, không muốn cậu bạn ở lớp nhìn thấy gương mặt xấu xí của con".

Hiểu tình cảnh của con gái, tôi ôm con vào lòng an ủi: "Việc gì phải xấu hổ, đây là chuyện bạn nữ nào cũng phải trải qua đâu con. Những chiếc mụn này là minh chứng con đã trưởng thành. Giờ đây hãy cùng mẹ đối phó với chúng nhé!"

Cả buổi sáng chủ nhật hôm đó, tôi cùng con ghé thăm một bác sĩ gần nhà để nghe tư vấn, mua một vài lọ thuốc theo đơn. Cũng từ đó, con gái tôi cũng dần thoải mái tâm tính hơn, bắt đầu học được cách để “sống chung” với những “chiếc mụn báo sự trưởng thành”.

Nguyên nhân khiến trẻ bị mụn ở tuổi dậy thì:

- Độ tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 12 đến 20 tuổi. Đây là giai đoạn cơ thể và hormone giới tính gặp phải sự thay đổi đột ngột về thể chất và tâm sinh lý khiến bã nhờn tiết ra quá mức, gặp bụi bẩn và vi khuẩn propionibacterium acnes (một loại vi khuẩn gây mụn thường trú trên da) sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và sinh nhân mụn.

- Chăm sóc da mặt không đúng cách: rửa mặt nhiều lần, lạm dụng mỹ phẩm có chứa dầu khoáng, corticoid… 

- Stress, căng thẳng do học hành, thi cử; lạm dụng đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, chiên xào, đồ ngọt, béo, uống nhiều trà sữa;

- Sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước…

- Suy trì các thói quen xấu như sờ, nặn mụn, không vệ sinh khăn mặt, chăn gối, thức khuya...

Đối phó với mụn ở tuổi dậy thì thế nào là hiệu quả?

- Với tình trạng mụn nhẹ, không viêm (mụn đầu trắng, đầu đen) chỉ cần làm sạch da với các sản phẩm dịu nhẹ, có khả năng kháng khuẩn

- Dừng ngay những thói quen xấu như sờ nặn mụn, thức khuya, ăn đồ ăn nhanh.

- Thay đổi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, vệ sinh vật dụng cá nhân, hạn chế căng thẳng...

Với trường hợp mụn mủ, mụn viêm,... mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương án chữa trị kịp thời và phù hợp. 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn