Nếu mại dâm được công nhận là 1 nghề hợp pháp thì mình nghĩ nền tảng gia đình sẽ bị lung lay, đổ vỡ." />

Tranh cãi nóng việc đặt mại dâm lên bàn nghị sự

17:06, Thứ tư 22/08/2012

( PHUNUTODAY ) - align: justify; ">Nếu mại dâm được công nhận là 1 nghề hợp pháp thì mình nghĩ nền tảng gia đình sẽ bị lung lay, đổ vỡ.

đăng đàn phê phán "thói đạo đức giả" và đưa ra đề xuất "cần có một dự luật để điều chỉnh vấn đề mại dâm", ĐBQH Dương Trung Quốc đã nhận được rất nhiều phản ứng tích cực của dư luận. 

 
50/100 quốc gia hợp pháp hóa mại dâm?
 
Đồng tình với quan điểm của ĐB Dương Trung Quốc, bạn Nguyễn Nhanh cho rằng việc ra đời Luật quản lý mại dâm là cần thiết vì nó phù hợp với quy luật khách quan của loài người và tiến trình phát triển dân chủ hóa của xã hội Việt nam. Nếu không là bây giờ thì chắc chắn là vài năm nữa không thể không có.
 
Có nên hợp pháp hóa mại dâm?
Có nên hợp pháp hóa mại dâm?
 
"Tôi đồng ý với quan điểm của bác Dương Trung Quốc vì như vậy mới là tôn trọng sự thật khách quan và quản lý 1 cách an toàn 1 nhu cầu xã hội. Nếu cứ tự huyễn hoặc mình và cho rằng đó là vấn đề đạo đức thì chỉ là đạo đức giả!
 
Hãy lắng nghe xem các cô gái sẵn sàng làm nghề dịch vụ mại dâm họ nói gì? Đó là một nghề giúp họ có thể kiếm tiền bằng chính mồ hôi và công sức lao động của họ thì tại sao lại nói rằng họ không muốn làm nghề đó? Mặt khác có cầu mới có cung.
 
Nếu không ai có nhu cầu thì các cô gái đó bán dâm cho ai? Theo tôi nghĩ 1 khi Thế giới này còn Đàn ông và Đàn bà thì vẫn còn Mại Dâm. Tôi đố anh nào hoặc chế độ nào có thể dẹp được mại dâm đấy!". Bạn Nhanh thẳng thắn nhận định.
 
Cùng quan điểm với bạn Nguyễn Nhanh, bạn Phạm Đức Việt đề xuất: "Có công nhận hay không thì mại dâm vẫn cứ tồn tại, thay vì cứ tự bịt tai che mắt để thỏa cái hư danh đạo đức với truyền thống thì cứ đâm toạc nó ra cho rõ ràng xem thế nào?.
 
Chúng ta phải học các nước tiên tiến thừa nhận đó là một nghề hợp pháp được pháp luật bảo vệ, cấp giấy phép kinh doanh và khám sức khỏe định kỳ. Làm được điều này bảo vệ được nhân quyền của gái mại dâm, không bị đầu gấu bảo kê chủ chứa chặn họng, không phải chốn chui chốn lủi công an sinh ra nhiều tiêu cực. 
 
Nhà nước không phải bỏ kinh phí nuôi lực lượng đi bắt gái mại dâm, xây trường phục hồi nhân phẩm mà còn thu được thuế, phát triển du lịch, giảm các vụ án hiếp dâm và tạo ổn định cho xã hội".
 
Thậm chí, để ủng hộ việc hợp pháp hóa mại dâm, một bạn đọc đã đưa ra con số thống kê trong Báo cáo về chính sách mại dâm của 100 quốc gia trên thế giới của Procons đã chỉ ra rằng: trong 100 quốc gia tiêu biểu thống kê thì chỉ có 39 quốc gia mại dâm là bất hợp pháp, 11 quốc gia hợp pháp có hạn chế, và 50 quốc gia là hợp pháp.
 
"Nói cấm mại dâm là "đạo đức giả" là quá lộng ngôn"...
 
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có ý kiến phản bác rằng không thể hợp pháp hoá mại dâm bởi nó sẽ phá vỡ mọi lề thói truyền thống.
 
Bạn đọc có nickname HuynhLien chia sẻ: "Nếu mại dâm được công nhận là 1 nghề hợp pháp thì mình nghĩ nền tảng gia đình sẽ bị lung lay, đổ vỡ. Càng ngày con người ta sẽ càng ít nghĩ đến việc lập gia đình và sống cô đơn mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu sinh lý giống như Nhật Bản và các nước phương Tây hiện giờ. Truyền thống văn hóa gia đình rồi đây sẽ mất đi dần thế chỗ cho tình một đêm".
 
Nhìn nhận về phát biểu của ông Dương Trung Quốc phê phán việc nói cấm mại dâm là "đạo đức giả", độc giả SuperContra nổi đóa: "Hợp pháp mại dâm có tốt cho người làm nghề này không thì còn phải bàn cãi, còn nói cấm mại dâm là "đạo đức giả" là quá lộng ngôn và ngông cuồng, chỉ riêng việc mại dâm ảnh hưởng xấu đến người dân sống xung quanh ổ mại dâm cũng đủ lý do để cấm mại dâm rồi".
 
Bình tĩnh hơn, bạn Nhật Thành suy xét: "Có thể tôi là người lạc hậu, ấu trĩ và bảo thủ nên tôi không đồng ý vấn đề trên. Nhà sử học Dương Trung Quốc đã chỉ ra sự phát triển của lịch sử mại dâm, trong quá khứ mại dâm căn bản là không có, đó là do kết cấu làng xã chặt chẽ bằng tôn ti trật tự, rất khó có điều kiện mại dâm phát triển.
 
Ông đã nói vậy mà bây giờ công nhận mại dâm chứng tỏ "Cơ cấu làng xã thiếu chặt chẽ không còn tôn ti trật tự" hay nói đúng hơn là đạo đức suy đồi. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về mặt này?
 
Về mặt nhu cầu, nó ảnh hưởng nhiều yếu tố lắm thưa ông và quan trọng nhất vẫn là mặt ý thức về đạo đức. Tôi không phải khoe khoang, nhưng bản thân tôi, khi vợ mang bầu 4 tháng cuối, tôi hoàn toàn không đòi hỏi và cũng không ra ngoài giải quyết đến lúc bé tới 4 tháng tuổi. Mặc dù rất khó chịu trong người nhưng tôi biết mình làm vậy là đúng. 
 
Còn nói về công nhân, thử nghĩ hiện tại chế độ đãi ngộ của công nhân ta, các cơ quan chức năng đã quan tâm đúng mức chưa? Về lương, về ăn uống, sinh hoạt, chỗ ở, các chi phí liên quan và đặc biệt đã có chương trình giải trí lành mạnh cho họ chưa. Hay là sau giờ làm việc mệt mỏi, họ lại trở thành những con ma men, sau khi nhậu xong lại đòi những cái thuộc về bản năng?
 
Một người tốt cố gắng làm việc để đem tiền về trang trải cho gia đình, tôi chắc chắn người đó sẽ biết sử dụng đồng tiền đúng mục đích chứ không vung ra để thỏa mãn. Chỉ có những người tiền vào như nước, "Nhàn cư vi bất thiện" mới ích kỷ quan tâm đến bản thân thôi.
 
Cả ông và bà nên suy nghĩ lại, hãy quan tâm đúng mực, quan tâm đến bồi dưỡng đạo đức người dân trước khi có những quyết định mang tính hình thức như vầy".
 
  • Lê Nguyên (Tổng hợp)

[links()]

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc