Nhiều chị em lao đao vì con sơ sinh cứ khi ngủ dậy là khóc. Một số bà mẹ lại để ý thấy con mình sau giấc ngủ dậy hoàn toàn có thể tự nằm chơi im lìm mà không cần gọi mẹ. Phản ứng sau khi ngủ dậy ở từng trẻ sơ sinh là khác nhau. Các thí nghiệm khoa học cũng cho thấy biểu hiện này một phần phản ánh IQ trẻ.
Kiểu trẻ sơ sinh số 1: Khi thức dậy trẻ không khóc, liên tục ngó nghiêng quan sát xung quanh
Có những em bé sau khi tỉnh dậy vẫn ngoan ngoãn nằm yên một chỗ và tự mình quan sát mọi vật xung quanh mà không quấy khóc gây ồn ào. Không ít bố mẹ lại lo lắng về biểu hiện này của trẻ, không biết phản ứng của trẻ như vậy có bình thường không, có vấn đề gì về trí tuệ hay không?
Sự thật là IQ của những đứa trẻ này không hề thấp và chúng tương đối dung cảm, khả năng tự vệ đặc biệt tốt.
Thí nghiệm của Mỹ thực hiện bởi một nhà khoa học đã chứng minh rằng, trẻ thức dậy không khóc mà luôn nhìn môi trường xung quanh, IQ thường sẽ cao hơn mức trung bình. Lời giải thích của nhà khoa học này là lúc trẻ im lặng sau khi thức dậy, não trẻ đang hoạt động mạnh và phân tích môi trường xung quanh.
Trong những lúc như vậy, bố mẹ không nên “làm phiền” con, hãy để con tự nhiên khám phá thế giới xung quanh muôn sắc màu, đợi đến lúc “chán” con sẽ tự khắc gọi bố mẹ.
Kiểu trẻ sơ sinh sô 2: Trẻ gào khóc khi thức dậy
Có những em bé sau khi tỉnh dậy đã khóc ngay lập tức, đặc biệt là khi không thấy mẹ bên cạnh. Những đứa trẻ có biểu hiện như vậy thường nhát gan và khả năng tự vệ kém hơn so với những đứa trẻ khác.
Lúc này các mẹ nên nhanh chóng bế và vỗ về con, tìm cho con chơi những trò chơi để con quên đi cơn hờn.
Kiểu trẻ sơ sinh số 3: Trẻ tự nằm chơi khi thức dậy
Những đứa trẻ khi thức dậy không gào khóc và tự nằm chơi một mình là những đứa trẻ có khả năng tự lập tương đối cao và tương đối thông minh, trong những lúc như vậy bố mẹ cũng không nên làm phiền mà hãy để cho con tự chơi theo những gì con muốn. Những trò chơi con chơi trong thời gian này có thể thúc đẩy sự phát triển của các bộ phận tương ứng của não, để những đứa trẻ lớn lên sẽ thông minh hơn.
Nhưng khi trẻ lớn dần lên chúng ta càng phải nên để mắt đến trẻ hơn để kiểm soát về tính an toàn trong mỗi trò chơi khi con chơi một mình.
"Sự thật phũ phàng" quanh giấc ngủ trẻ của sơ sinh
1. Trẻ sơ sinh cực kỳ ồn ào. Chúng ăn, ị, xè, và kể cả “thả bom” ngay trong giấc ngủ. Chúng cũng ê a, khóc lóc, mỉm cười, giật mình, cáu gắt… trong khi ngủ! Bạn sẽ chạy đến nôi nhiều lần trong một giờ, chỉ để đảm bảo rằng những tiếng ồn mà chúng đang phát ra là bình thường. Chỉ là có đôi khi bọn sơ sinh sẽ giật mình từ chính tiếng ồn chúng gây ra và chúng lại khóc thét lên khiến mẹ phải dỗ ngủ lại từ đầu.
2. Ngoài ra, đôi khi bọn sơ sinh sẽ ngủ với đôi mắt khép hờ, khiến bạn tưởng như chúng vẫn đang theo dõi mẹ. Đôi mắt nhỏ xíu ấy cứ nhìn chằm chằm vào bạn, như kẻ bám đuôi nhỏ bé đáng yêu. Thỉnh thoảng, bọn sơ sinh làm mẹ chúng giật mình hết hồn với đôi mí mắt mới rớt xuống một nửa, như thể đang hù dọa mẹ. Thật đấy, chúng có khá nhiều trò khiến mẹ bất ngờ.
3. Nếu bạn là một người lần đầu làm mẹ, và con của bạn là một trong những đứa bé có giấc ngủ dài đáng ngưỡng mộ, bé ngủ xuyên đêm chẳng hạn… thì xin đừng bao giờ nói với bạn bè hay khoe trên facebook. Bởi vì sẽ có rất nhiều bà mẹ khác ghen tị về điều này. Thường thì các bà mẹ sẽ phải mất ngủ vài tháng đầu sau sinh bởi vì bọn sơ sinh chỉ ngủ giấc ngắn và nhất là hay lấy đêm làm ngày. Thế nên, con bạn ngủ nguyên đêm thì đúng là báu vật quý hiếm =>> dễ bị GATO.
4. Xin đừng nhắc tôi: “Bạn đã thử chèn gối hai bên cho con chưa? Bạn có quấn mình lại cho bé không?”, xin thưa: tôi đã làm đủ cách. Từ việc quấn tay chân, chèn bụng cho con đỡ giật mình, cho con bú no trước khi ngủ, kiểm tra tã lót để đảm bảo con sạch sẽ khô ráo, cho con ngủ theo giờ, ru bé ngủ… nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Bọn sơ sinh coi việc tỉnh giấc, đạp chân uỳnh uỳnh xuống nệm là một việc hết sức vui vẻ để đánh thức mẹ dậy. Chúng thật thông minh.