Gừng
Nguyên liệu chuẩn bị: Gừng tươi.
Cách làm: Đun sôi 1 lít nước, sau đó thả vào một vài lát gừng. Dùng khăn trùm kín đầu và tiến hành xông mũi khoảng 10 phút. Thực hiện 2-3 lần/tuần.
Đun sôi nước, thả vài lát gừng vào đó. Đợi nước nguội bớt rồi nhúng khăn sạch vào nước gừng, chườm lên vùng mũi xoang. Chườm như vậy khoảng 3-5 phút.
Gừng và ngó sen: Sơ chế và rửa sạch 10g gừng tươi, 30g ngó sen. Giã nát cả hai nguyên liệu và trộn đều với nhau. Đem hỗn hợp đắp lên vùng mũi xoang khoảng 15 phút. Thực hiện ngày 2 lần để cho hiệu quả nhanh chóng. Lưu ý không để hỗn hợp này dính vào mắt.
Tỏi và mật ong
Nguyên liệu chuẩn bị: Tỏi, mật ong.
Cách thực hiện: Giã nát tỏi, lấy phần nước cốt trộn đều với mật ong theo tỉ lệ 1 thìa nước cốt tỏi, 2 thìa mật ong.
Rửa sạch mũi, dùng tăm bông chấm hỗn hợp trên bôi vào vùng bị viêm nhiễm. Ngày bôi từ 3- 5 lần cho đến khi hết bệnh
Viêm xoang chữa bằng hạt gấc
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Khoảng 20-25 hạt gấc.
Cách làm: Lấy khoảng 20 – 25 hạt gấc nướng chín (cháy sém) sau đó để nguội và đập rập. Đổ 300ml rượu trắng vào ngâm cùng khoảng 2 tuần.
Khi dùng lấy bông y tế thấm dung dịch, đắp dọc sống mũi trong khoảng 30 phút. Thực hiện 2 lần/ngày, nhất là mỗi tối trước khi đi ngủ.
Vỏ vải sấy khô
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Vỏ quả vải.
Cách làm: Đem sấy khô vỏ quả vải rồi nghiền thành bột, sau đó đem cất trữ trong bình sạch. Lấy một ít bột này hít vào mũi, 2 lần/ngày. Làm liên tục trong vòng 5 ngày sẽ giúp lỗ mũi được thông thoáng.
Cây kinh giới
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá kinh giới, mật ong
Cách làm: Rửa sạch lá kinh giới, sau đó thái nhỏ và phơi khô. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê lá khô sắc với nước sôi trong khoảng 15 phút.
Pha nước kinh giới vừa sắc với một chút mật ong cho dễ uống (có thể thêm một chút nước cốt chanh). Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc nước kinh giới sắc, nên kiên trì uống trong thời gian dài để có hiệu quả tốt.
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng đường thay cho mật ong. Đường sẽ làm tình trạng viêm trở nặng, dịch trong xoang tiết ra nhiều hơn.
Hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn)
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu chuẩn bị: Hoa ngũ sắc (tươi) 100g, lá chanh (tươi) 10g, lá long não (tươi) 50.
Cách thực hiện: Rửa sạch hoa ngũ sắc, lá chanh và lá long não, để ráo nước. Cho các vị thuốc vào sắc với 300ml nước, sắc cạn còn lại 100ml nước.
Xông mũi ngày 3 lần với nước sắc, mỗi lần xông cần đun nóng lại nước. Dùng liên tục từ 7 – 10 ngày để có kết quả tốt.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu chuẩn bị: 100g hoa ngũ sắc tươi.
Cách thực hiện: Rửa sạch hoa ngũ sắc tươi, giã nát, lọc lấy nước, đem nhỏ vào lỗ mũi hai bên ngày 2 lần, mỗi lần 2 – 3 giọt.
Có thể cho nước hoa ngũ sắc giã nát vào bình xịt mũi phun sương, xịt ngày 2 lần. Hoặc có thể thấm nước cốt hoa ngũ sắc vào bông sạch rồi nhét vào lỗ mũi trong vòng 15 phút sau đó rút ra từ từ để cho dịch bên trong xoang mũi chảy ra ngoài, rồi xì mũi một cách nhẹ nhàng. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Bài thuốc 3:
Nguyên liệu chuẩn bị: Hoa ngũ sắc 30g, Cam thảo đất 16g, Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa (Thương nhĩ tử) 12g.
Cách thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc với 3 bát nước, sắc cạn còn 1 bát. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn, dùng từ 7 – 10 ngày.
Lá trầu không
Nguyên liệu chuẩn bị: Lá trầu không.
Cách làm: Lấy 1 nắm lá trầu không tươi rửa sạch, để ráo nước và đun cùng 300ml nước. Sau khi hỗn hợp sôi thì bắc xuống xông mũi. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
Lá lốt
Theo nhiều nghiên cứu, các hợp chất có lợi trong lá lốt như Flavonoid, Benzyl axetat, Ancaloit, Beta-caryophyllene,… có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt.
Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, hơi cay có tác dụng khu phong tán hàn, làm ấm bụng, chống phong thấp. Đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm trong lá lốt sẽ giúp giảm bớt tình trạng viêm trong các hốc xoang, phục hồi niêm mạc mũi bị tổn thương.
Viêm xoang là gì?
Viêm xoang còn được gọi là viêm mũi xoang, là tình trạng nhiễm trùng, viêm niêm mạc hô hấp lớp lót trong các xoang cạnh mũi. Khi bị viêm xoang, lớp niêm mạc phù nề gây tăng tiết dịch nhầy, trong khi phù nề thu hẹp đường kính các lỗ xoang khiến cho dịch không thoát ra ngoài được dẫn đến tắc nghẽn xoang. Tác nhân gây nên tình trạng này là vi trùng, siêu vi trùng hoặc do dị ứng.
Trường hợp viêm xoang cấp nếu được điều trị đúng cách sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng nào. Tuy nhiên trường hợp viêm xoang mạn tính, quá trình chữa viêm xoang sẽ kéo dài hơn thậm chí cần can thiệp phẫu thuật.
Nguyên tắc chung điều trị viêm xoang là đảm bảo dẫn lưu và thông khí xoang tốt.
Điều trị viêm xoang cấp tính: Chủ yếu là điều trị nội khoa. Làm sạch và thông thoáng hốc mũi: đặt thuốc co mạch, hút dịch; Nhỏ thuốc: phối hợp các loại thuốc co mạch, sát khuẩn và chống phù nề, liệu phápcorticoid tại chỗ kéo dài rất có tác dụng; Xông hơi nước nóng: các loại thuốc có tinh dầu, bay hơi được; Khí dung mũi xoang: thuốc kháng sinh kết hợp với Corticoid.
Điều trị toàn thân: Dùng kháng sinh trong 2 tuần có hiệu quả tốt đối với viêm xoang, nên lựa chọn kháng sinh dựa trên kháng sinh đồ. Thuốc chống viêm và giảm phù nề; Thuốc giảm đau, hạ sốt; Thuốc nâng cao thể trạng.
Điều trị viêm xoang mạn tính: Kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa. Trong các đợt hồi viêm, tiến hành trước và sau phẫu thuật. Thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân giống như trong điều trị viêm xoang cấp.
*Thông tin mang tính tham khảo theo kinh nghiệm dân gian, nếu có triệu chứng viêm xoang cần tới bác sĩ thăm khám để được tư vấn, điều trị