Nguồn gốc, ý nghĩa cây sung cảnh
Cây sung cảnh/bonsai người ta còn gọi là cây Ưu Đàm Thụ hay cây Tụ Quả Dong là một loại cây cảnh được người Việt ưa chuộng mang ý nghĩa tâm linh và là biểu tượng của sự sung túc, trọn vẹn.
Đây là một trong những cây nằm trong bộ Tứ linh gồm cây Đa, cây Sung, cây Sanh và cây Si và bộ Tam Đa gồm cây Sung (Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn Tuế (Thọ).
Ý nghĩa phong thuỷ cây sung cảnh
Cây sung cảnh mang nhiều ý nghĩa trong tâm linh và trong cuộc sống của chúng ta. Chữ “sung” trong “sung túc” mang ý nghĩa của sự trọn vẹn, đầy đủ, đem nhiều tài lộc đến cho gia chủ.
Chính vì vậy, trong những dịp lễ tết người ta thường trồng cây sung bonsai hoặc chậu sung hoặc bày trí quả sung trong mâm ngũ quả.
Ngoài ra, người ta còn trồng cây sung cảnh cùng với các cây khác trong bộ Tứ Linh hoặc Tam Đa để gia tăng phong thủy cho gia đình.
Mặc dù có nhiều ý nghĩa trong phong thủy nhưng không phải ai cũng có thể trồng được cây này để làm cảnh.
Theo phong thủy nhiều người truyền lại thì cây này chỉ phù hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Cây sung cảnh sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn và thành công, gia đình luôn sum vầy và hạnh phúc.
Không nên trồng cây sung cảnh ngay tại cổng hay cửa chính bởi vì cây sẽ ngăn cản những luồng khí lưu thông vào nhà gây ảnh hưởng đến tiền tài và sự may mắn của gia đình.
Nếu như bạn muốn trồng cây sung cảnh trước nhà thì nên trồng chúng lệch về bên trái hoặc bên phải của cổng hoặc cửa chính.
Đặc điểm, phân loại cây sung cảnh
Cây sung cảnh thuộc loại thân cây gỗ, họ nhà Dâu tằm, thường mọc hoang ven bờ ao, sông suối và được trồng tại các vườn cây gia đình. Thông thường, cây sung bonsai cao khoảng từ 20-30m với đường kính trung bình khoảng 60-90cm.
Bên cạnh đó, vỏ cây sung cảnh cũng nhẵn và có màu nâu xám. Lá cây thì có dạng hình mũi mác hoặc hình quả trứng, có chiều dài khoảng từ 5-10cm và có lông tơ. Quả sung thường mọc thành chùm, hình tròn, màu xanh hoặc màu cam.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm