Khoai lang là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có thể dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Theo y học hiện đại, một củ khoai lang có thể chứa khoảng 2,6 gram tinh bột (chỉ bằng 1/2 lượng tinh bột có trong một củ khoai tây có kích thước tương đương và 1/3 tinh bột có trong cơm trắng). Ngoài ra, nó còn có thể cung cấp 3,9g chất xơ, 3mg vitamin C, 18,443 IU vitamin A, 438mg kali, 32mg magie, 39mg calcium, 0.3mg vitamin B6... Loại thực phẩm này gần như không có chất béo. Vì vậy, khoai lang rất thích hợp với những người đang muốn giảm cân.
Thời điểm tốt nhất để ăn khoai lang
Ai cũng biết khoai lang là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít người biết nên lựa chọn thời điểm nào để ăn mới tốt cho sức khỏe.
Không ít người có thói quen khoai lang về tích trữ để ăn dần. Ngoài ra, khoai lang để lâu cũng có vị ngọt hơn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm vàng để ăn khoai lang là khi khoai mới được thu hoạch. Đây là lúc khoai giàu dinh dưỡng nhất. Khoai càng để lâu, lượng nước càng giảm, lượng đường tăng lên, tinh bột trong khoai lang cũng dễ bị biến đổi. Nhìn chung, giá trị dinh dưỡng trong khoai lang để lâu có xu hướng giảm.
Ngoài ra, có 2 thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn khoai lang.
- Buổi sáng: Bạn có thể sử dụng khoai lang vào buổi sáng để bổ sung năng lượng, có lợi cho tiêu hóa của dạ dày, giúp làm đẹp da, ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ...
Khoai lang chứa ít tinh bột, giàu chất xơ nên mang lại cảm giác no lâu mà không bị béo, giúp hỗ trợ giảm cân.
- Buổi trưa: Bạn có thể ăn khoai lang vào buổi trưa. Sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần 4-5 tiếng mới được cơ thể hấp thụ hoàn toàn. Khung 2-5 giờ chiều có ánh nắng mặt trời tác động lớn đến quá trình hấp thụ canxi. Vì vậy, việc ăn khoai lang vào buổi trưa (trong khoảng 10-12 giờ trưa) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
Thời điểm hạn chế ăn khoai lang
- Buổi tổi
Ăn khoai lang vào buổi tối dễ gây ra vấn đề trào ngược axit dạ dày, đặc biệt là với người có dạ dày yếu, người cao tuổi. Nó có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ.
- Khi đói: Khoai lang chứa nhiều đường, ăn vào lúc đói có thể làm tăng tiết dịch vị gây ra tình trạng ợ chua, nóng ruột, trướng bụng. Để hạn chế vấn đề khó chịu khi ăn khoai lang, bạn cần phải đảm bảo khoai đã được nấu, luộc, nướng chín kỹ trước khi ăn.