Trung Quốc: Cường quốc “vô trách nhiệm” trên thế giới

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Trung Quốc đang trên đường trở thành một “cường quốc toàn cầu”, nhưng chớ vội hy vọng nước này sẽ hành xử như “một cường quốc có trách nhiệm” đối với thế giới.

Trong một bài viết đăng trên The National Interest, David Shambaugh – một học giả nổi tiếng về Trung Quốc – đặt câu hỏi: Trung Quốc có phải là một cường quốc toàn cầu?

Theo học giả Shambaugh, Trung Quốc chưa phải là một “cường quốc toàn cầu”, ít nhất cũng vào thời điểm hiện nay. Lập luận chính của học giả Shambaugh là Trung Quốc vẫn còn chưa đạt 5 tiêu chí quan trọng của “cường quốc  toàn cầu”. 

Trung Quốc là một cường quốc vô trách nhiệm với thế giới?
Duyệt binh trên Quảng trường Thiên An Môn.

Đó là  ngoại giao quốc tế, khả năng quân sự, sự hiện diện văn hóa, sức mạnh kinh tế và sự ưu việt của hệ thống chính trị trong nước. Lập luận của Giáo sư Shambaugh có nhiều điểm đúng. Ví dụ, ông chỉ ra rằng Trung Quốc từ trước đến nay vẫn phản ứng thụ động trước các vấn đề toàn cầu. 

Nhận định này đã tỏ ra khá đúng đắn trong ba thập niên trước đây, kể từ khi Trung Quốc bắt tay vào công cuộc "cải cách và mở cửa" vào năm 1978. Học thuyết nổi tiếng “giấu mình, chờ thời” của Đặng Tiểu Bình về cơ bản đã trở thành chiến lược lớn của Trung Quốc trong thời gia qua. 

Trung Quốc vẫn đang học cách tự thể hiện trên phạm vi toàn cầu. Shambaugh đặc biệt đúng khi ông nói "Trung Quốc không chịu đi tiên phong. Nước này không định hình ngoại giao quốc tế, không quảng bá các chính sách quốc gia, tìm kiếm sự đồng thuận toàn cầu để  liên minh hoặc giải quyết vấn đề”.

Trung Quốc là một cường quốc vô trách nhiệm với thế giới?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel gọi hành động của Trung Quốc là “vô trách nhiệm".

Tuy nhiên, trên tạp chí The Diplomat, nhà phân tích  Dingding Chen cho rằng lập luận chính của học giả Shambaugh rằng Trung Quốc không phải là một “cường quốc toàn cầu”  là chưa thỏa đáng vì ba lý do quan trọng.

Thứ nhất, trong bài viết của Giáo sư Shambaugh định nghĩa về “cường quốc toàn cầu” không phải luôn luôn rõ ràng. Rõ ràng, Giáo sư Shambaugh đang sử dụng Mỹ như mô hình của quyền lực toàn cầu. Tuy nhiên, Mỹ không chỉ là một cường quốc toàn cầu mà còn là một bá chủ toàn cầu bằng nhiều cách. 

Trung Quốc là một cường quốc vô trách nhiệm với thế giới?
 
Trung Quốc là một cường quốc vô trách nhiệm với thế giới?
Trung Quốc đang hành động ngang ngược trên biển Đông.

Thật vậy, ảnh hưởng của Mỹ đối với các quốc gia khác là chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Do đó, sẽ là không công bằng khi  so sánh Trung Quốc hoặc bất cứ “cường quốc” nào khác với Mỹ. Ngoài ra, Mỹ đã may mắn trên nhiều khía cạnh bởi vì Chiến tranh thế giới thứ 1 và thứ 2  về cơ bản phá hủy các cường quốc khác và sau đó đơn thuần giao vị thế siêu cường cho Mỹ.  

Trung Quốc không thể trở thành một cường quốc như Mỹ do một loạt các lý do về lịch sử, văn hóa và xã hội. Xét theo khía cạnh này, câu hỏi Trung Quốc có phải là một “cường quốc toàn cầu” phải được đánh giá dựa trên các mối quan hệ của Trung Quốc với nhiều quốc gia khác nhau.

Ngoài ra, Giáo sư Shambaugh cũng đánh giá thấp tầm quan trọng của sức mạnh vật chất. Trong 5 tiêu chí được học giả Shambaugh sử dụng để đánh giá vị thế  của Trung Quốc, có 2 tiêu chí (sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế) là những yếu tố vật chất. Ba tiêu chí  kia, đặc biệt là tiêu chí hiện diện văn hóa, thường là sản phẩm phụ của sức mạnh vật chất. 

Sẽ là hoàn toàn bình thường, khi một quốc gia đầu tiên trở thành một quyền lực kinh tế, sau đó trở thành một cường quốc quân sự và cuối cùng mới có sức mạnh văn hóa.

Thứ hai, ngay cả khi định nghĩa của “cường quốc toàn cầu” của Giáo sư  Shambaugh là đúng, ông đã đánh giá quá cao các tiện ích của việc theo đuổi một chính sách ngoại giao chủ động. Nói cách khác, ngoại giao chủ động  có thể không phải lúc nào cũng là điều tốt và người ta chỉ cần nhìn vào cái mớ hỗn độn ở Iraq hiện nay. 

Nhiều học giả đã đúng khi chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng hiện nay ở Iraq liên quan rất nhiều đến quyết định “tấn công” Iraq cách đây hơn 10 năm của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, một quyết định dựa trên thông tin tình báo sai lệch và động cơ không chính đáng. Toàn bộ khu vực Trung Đông sẽ ổn định hơn, giá như Mỹ áp dụng phương pháp tiếp cận thụ động ở Iraq.

Cuối cùng, dự báo sự phát triển của Giáo sư Shambaugh về Trung Quốc là quá bi quan và phân tích của ông về nhiều vấn đề trong nước của Trung Quốc là không có gì mới. Các vấn đề như bất bình đẳng thu nhập và ô nhiễm môi trường đã tồn tại trong ba thập kỷ qua ở Trung Quốc.

Rất có thể, sau đây 15-20 năm,  các học giả và chuyên gia sẽ không còn đặt câu hỏi "Trung Quốc có phải là một cường quốc toàn cầu?" mà  chuyển sang câu hỏi "Làm thế nào để Trung Quốc có thể đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng quốc tế?".

Câu hỏi này có ý nghĩa quan trọng bởi vì sức mạnh quân sự-kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc lại phục vụ cho cách hành xử hung hăng “ỷ mạnh hiếp yếu” của một cường quốc “vô trách nhiệm”.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn
TIN MỚI CẬP NHẬT