(Đời sống)-Việc Trung Quốc sử dụng ngư dân cùng con tàu đánh cá của họ lao vào vùng tranh chấp biển đảo đầy gian lao, nguy hiểm, đã gây nhiều khó khăn cho các quốc gia khác khi đối phó, xử lý, với những ngư dân Trung Quốc vô tội này. Không những thế, thế lực hiếu chiến Trung Quốc còn muốn trang bị vũ khí cho ngư dân và thậm chí biến tàu cá ngư dân mang đầy thuốc nổ lao vào tàu chiến Mỹ…
[links()]
Thực tế ngư dân Trung Quốc, vì miếng cơm, manh áo đã bị coi như một công cụ bành trướng, đưa họ “lên tuyến đầu” để “tránh mắc mưu Hải quân Mỹ” được coi như làm bia đỡ đạn.
Sách lược này, trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đã tố cáo rằng, “Trung Quốc đã trả tiền để khuyến khích ngư dân”, rằng, “lòng yêu nước của ngư dân đã biểu hiện rõ ràng khi không ai gia nhập vào lực lượng Ngư chính”…
Mới đây Trung Quốc phát hành hộ chiếu điện tử cho công dân Trung Quốc ra nước ngoài mà trên đó in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm cả “đường lưỡi bò”.
Việc làm này của Trung Quốc nhắm tới 2 mục tiêu:
Thứ nhất là quảng cáo chủ quyền của Trung Quốc cho toàn thế giới biết.
Tuy nhiên, mục đích này, với Trung Quốc, không quan trọng lắm, bởi vì thế giới, chẳng ai không biết “đường lưỡi bò” là đang tranh chấp, là yêu sách phi lý của Trung Quốc, bị hầu khắp các quốc gia phản đối.
Cho nên, khi công dân cầm hộ chiếu vào các nước không có tranh chấp thì Trung Quốc có in luôn cả hình ảnh “quả địa cầu nằm gọn trong bàn tay Trung Quốc” với dòng chữ “Trung Quốc là bá chủ thế giới” đi nữa, họ cũng chẳng quan tâm.
Thứ hai, buộc các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông phải lựa chọn, hoặc chấp nhận hộ chiếu này hoặc không. Đây mới là mục tiêu quan trọng, chủ yếu.
Mới đây ,Trung Quốc phát hành hộ chiếu điện tử cho công dân Trung Quốc ra nước ngoài mà trên đó in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm “đường lưỡi bò”. |
Trước hết mà nói, hộ chiếu là cấp cho công dân mình ra nước ngoài với 2 mục đích là kinh doanh và du lịch. Do đó, nếu không chấp nhận hộ chiếu này của các nước đang tranh chấp với Trung Quốc vì đây thuộc loại “tài liệu xâm hại đến an ninh chủ quyền” của họ thì dẫn đến hậu quả là: quốc gia đó sẽ không còn người Trung Quốc đến du lịch và không có một doanh nhân nào đến làm việc, đồng nghĩa với việc cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ về kinh tế với Trung Quốc. Điều gì sẽ xảy ra nếu cắt đứt toàn bộ quan hệ kinh tế với Trung Quốc?
Còn nếu chấp nhận hộ chiếu này, đương nhiên, theo cách hiểu của Trung Quốc thì có nghĩa là chấp nhận “đường lưỡi bò” .
Chính sác này gây sức ép cực lớn về kinh tế cho những quốc gia nào phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Trung Quốc thực sự mở màn một cuộc chiến tranh kinh tế trong khu vực.
Chiêu thức này của Trung Quốc có thành công hay không chưa rõ, nhưng không có nghĩa là Trung Quốc không gánh chịu hậu quả:
Một là, Trung Quốc đã lộ rõ hành vi không đẹp, vô tình dạy không công một bài học xương máu, nhãn tiền cho những quốc gia khác đang làm ăn với Trung Quốc phải cảnh giác, đề phòng.
Hai là, các quốc gia mà phụ thuộc kinh tế quá nhiều vào Trung Quốc hoặc đang lăm le nhận tiền từ Trung Quốc hoặc đang có những “dự án” với Trung Quốc đã “sáng mắt, sáng lòng” sẽ phải tìm cách thoát ra khỏi sự phụ thuộc này càng sớm càng tốt nếu như không muốn làm nô lệ, nhất là các nước nhỏ. Tất cả những điều đó khiến Trung Quốc càng ngày càng mất dần thị trường và lớn hơn là lòng tin.
Ba là, công dân Trung Quốc sẽ suy nghĩ gì khi hộ chiếu chính phủ cấp cho khiến cho họ trở thành một công cụ tranh chấp chủ quyền, một con tin bất đắc dĩ?.
Rõ ràng là hành động trên của Trung quốc là vi phạm chủ quyền Việt Nam. Việc mang hộ chiếu có in bản đồ Trung Quốc bao gồm “đường lưỡi bò” vào Việt Nam là hành vi “mang tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, xâm hại đến an ninh chủ quyền Việt Nam” do đó phải bị tạm giữ tại biên giới hay sân bay. Người mang nó thì được phép vào Việt Nam hoạt động bình thường và được trả lại khi họ rời khỏi Việt Nam.
Việt Nam yêu chuộng hòa bình, tuy là nước nhỏ nhưng không câu nệ về chuyện đó, tại sao Trung Quốc, một nước lớn, trung tâm văn minh thế giới nhưng hành xử với láng giềng, hàng xóm lại không tương xứng với sự lớn của mình. Nếu như người Trung Quốc thì hành xử kiểu này họ gọi là “không quân tử”.
Xem ra nếu như Việt Nam, Philipines…cũng xử lý như nhau thì Trung Quốc đã “tự ghè đá vào chân mình”.
- Lê Ngọc Thống