Bỏ một tép tỏi vào bồn cầu có tác dụng gì?
Bồn cầu là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, có cặn bẩn và mùi hôi. Mùi hôi từ đây có thể lan rộng sang những khu vực xung quanh, vừa gây khó chịu, vừa ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Để xử lý mùi hôi và loại bỏ một số loại vi khuẩn ở bồn cầu, bạn có thể sử dụng tỏi.
Vào ban đêm, hãy bóc một tép tỏi (nên cắt vài đường nhỏ tên tép tỏi để mùi hương có thể tỏa ra tốt hơn). Sau đó, bỏ tép tỏi vào bồn cầu và để qua đêm.
Sáng hôm sau, xả nước là mùi hôi biến mất. Nguyên nhân là do tỏi có chứa allicin - một chất tạo mùi và kháng sinh tự nhiên giúp khử mùi hôi và diệt khuẩn. Bạn có thể thực hiện 2 lần/tuần để bồn cầu luôn sạch sẽ, không có mùi khó chịu.
Một số cách khử mùi, diệt khuẩn bồn cầu bằng nguyên liệu tự nhiên
- Giấm
Giấm có tính axit tự nhiên, vừa có khả năng diệt khuẩn, nấm mốc và một số bệnh thông thường. Ngoài ra, nguyên liệu này vừa có tác dụng làm sạch cặn bẩn và khử mùi hôi ở bồn cầu.
Bạn chỉ cần đổ trực tiếp giấm lên bề mặt bồn cầu, để nguyên như vậy vài tiếng hoặc qua đêm. Axit trong giấm sẽ phát huy tác dụng làm mềm các cặn bẩn và khử mùi hôi trên bồn cầu. Sáng hôm sau, dùng chổi cọ sạch bồn cầu và xả nước là được.
- Chanh
Chanh cũng có tính axit cũng có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi hôi tương tự như giấm. Để khử mùi hôi bồn cầu bằng chanh, bạn có thể lấy 2-3 quả chanh vắt lấy nước rồi đổ lên khắp bề mặt bồn cầu và để nguyên như vậy ít nhất 10 phút. Sau đó, dùng chổi cọ sạch bồn cầu và xả nước.
- Muối
Muối không chỉ là loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, dùng để nêm nếm cho các món ăn mà còn có thể dùng để tẩy rửa, làm sạch các các vật dụng trong nhà. Bạn chỉ cần rắc muối lên toàn bộ bề mặt bồn cầu rồi đổ nước nóng lên trên. Với cách này, các cặn bẩn bám trên bồn cầu sẽ bị rửa trôi, mùi hôi cũng giảm rõ rệt.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.