Nhặt được tiền/tài sản ngoài đường cũng được pháp luật quy định rõ ràng:
Việc nhặt tiền rơi được quy định rõ trong Bộ luật Dân sự của nước ta. Theo đó công dân khi nhặt được tiền, vàng, trang sức (tóm lại là tài sản) rơi thì chiếu theo khoản 1 Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc “Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên” như sau:
1. "Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu”.
Như vậy khi nhặt được tiền rơi đặc biệt số tiền càng lớn càng không được tự ý dùng mà cần trình báo cơ quan chức năng. Khi nhặt được tiền rơi nếu có địa chỉ của người mất, bạn có thể liên lạc trả lại hoặc mang tới Ủy ban nhân dân gần nhất để cơ quan công an thực hiện trao trả lại theo pháp luật. Khi không xác định được tài sản đó của ai, thì người nhặt cần mang trình báo chính quyền.
Bởi thế việc tự ý sử dụng tiền nhặt được, không trả lại người mất thì không chỉ vi phạm đạo đức mà còn phạm luật.
Cẩn thận bị xử phạt nặng
Điểm khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-Cp ngày 31/12/2021 của Chính phủ thì nhặt được tiền rơi mà không trả có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Với số tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà người nhặt cố tình không trả dù biết người đã làm rơi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự về “Tội chiếm giữ trái phép tài sản” cụ thể như sau:
- Nếu giá trị tài sản từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc có giá trị dưới 10.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
- Nếu giá trị tài sản từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc là bảo vật quốc gia thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm.
Do đó khi nhặt được tiền rơi, tài sản không phải của mình thì công dân cần chú ý trình báo chính quyền để trả lại người đánh rơi. Đó không chỉ là thể hiện nét đẹp nhân văn, sống trước sau, tạo phước đức cho mình và cho con cháu mà còn liên quan tới vấn đề pháp luật.
Khi nào người người nhặt sẽ có quyền sử dụng?
Điều 230 Luật dân sự 2025 quy định sau 1 năm đã thông báo công khai mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không tới nhận thì người nhặt được có thể được sở hữu trong trường hợp như sau:
- Tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người phát hiện tài sản là chủ sở hữu tài sản đó.
- Tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản tài sản đó người phát hiện tài sản được nhận số tiền bằng 10 lần mức lương cơ sở + 50% (một nửa) giá trị phần vượt quá 10 lần mức lương cơ sở còn phần giá trị tài sản đó thuộc về nhà nước.
-Trong trường hợp tài sản đó thuộc di tích lịch sử văn hóa thì tài sản đó thuộc về nhà nước và người nhặt được được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định.
Nếu như tài sản đó không thuộc sở hữu của ai vì dụ như tảng vàng tự nhiên... thì theo quy định tài Điều 228 Bộ luật dân sự 2015 quy định về “Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu” thì xử lý như sau:
- Sau 1 năm mà không xác định được ai là chủ sở hữu nếu tài sản là động sản thì người phát hiện tài sản là chủ sở hữu tài sản đó.
- Sau 5 năm mà không xác định được ai là chủ sở hữu nếu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.