Căn cước là gì?
Căn cước hay Căn cước công dân là loại giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền cung cấp cho người dân. Trên căn cước có ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, đặc điểm nhận dạng, nguyên quán, nơi cư trú, thường trú... Chính vì căn cước có nhiều thông tin cá nhân quan trọng nên người dân không nên cho mượn hoặc để lộ kẻo dễ bị kẻ gian lợi dụng.
7 trường hợp sau nếu không đi đổi CCCD trước 31/12/2024
- Khi đến độ tuổi phải đổi thẻ Căn cước: Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Khi thay đổi các thông tin về: Họ, chữ đệm, tên khai sinh và ngày tháng năm sinh.
- Khi thay đổi nhân dạng hoặc xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính.
- Khi thông tin trên thẻ Căn cước có sai sót.
- Khi đơn vị địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh.
- Khi số định danh cá nhân được xác lập lại.
- Khi công dân sở hữu thẻ Căn cước/Căn cước công dân (CCCD) có yêu cầu.
- Thẻ Căn cước bị mất hoặc bị hư hỏng đến mức không thể sử dụng được.
Khi công dân Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, với các trường hợp ở trên, nếu không đi đổi, cấp lại thẻ Căn cước từ 01/7/2024 thì sẽ bị phạt.
Đáng nói, so với quy định cũ, Luật Căn cước đã bổ sung thêm nhiều trường hợp phải đổi lại, cấp lại thẻ Căn cước:
Khi công dân đủ 14 tuổi thì phải đi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước
Khi công dân chuyển đổi giới tính
Khi đơn vị địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh
Khi số định danh cá nhân được xác lập lại.
Không đi đổi sang thẻ Căn cước từ 01/7/2024, bị phạt thế nào?
Không đi đổi sang thẻ Căn cước trong trường hợp phải đổi lại, cấp lại tức là không thực hiện đúng quy định về cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, hành vi này sẽ bị phạt bằng một trong các mức sau đây: Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.