Nói khoác
Nếu đến tuổi 40 mà bạn vẫn chưa bỏ được thói quen nói khoác thì quãng thời gian còn lại bạn chẳng những khó thành công mà còn bị người khác chê cười.
Con người ai cũng muốn được người khác ngưỡng mộ, tôn sùng nhưng thỏa mãn ham muốn hư vinh ấy bằng sự khoác lác thì về lâu về dài sẽ khiến những người xung quanh ngán ngẩm và nhanh chóng nhận ra rằng, bạn là kẻ kém cỏi, không có năng lực.
Khoác lác không đem lại lợi ích gì mà chỉ khiến bản thân bị hạ thấp trong mắt người khác mà thôi.
Vì thế, khi đã chững chạc, trưởng thành, hãy biết nói những gì nên nói và kiểm soát những gì không nên nói ra. Hãy từng bước theo đuổi lý tưởng của mình, như thế cuộc đời mới có thể tiến lên những nấc thang mới, phúc khí mới đến, đường tài lộc mới thênh thang rộng mở.
Bình luận về khuyết điểm của đối phương
Con người ai cũng muốn được khen ngợi nhưng dường như chúng ta chỉ muốn người khác khen ngợi mình mà quên đi việc mình hay chê bai, soi khuyết điểm của người khác.
Với người thân, ta thường chẳng những không khen ngợi, khích lệ họ được câu nào mà còn rất hay nói những câu vô ý, thậm chí là vô duyên.
Hoặc nếu như có khen ngợi thì cũng phải kèm theo 1 lời chê bai nào đấy: “Anh đẹp trai quá, tiếc là hơi lùn.”, “Rõ ràng trông có vẻ rất thông minh, sao mà lại…?” Có thể bạn không cố ý nói những câu nói châm biếm vòng vo kiểu đó nhưng nó sẽ khiến người nghe cảm thấy ngại ngùng và mất tự tin.
Người xưa nói, người có tâm sáng thì nhìn gì cũng thấy đẹp, còn người bụng dạ hẹp hòi thì lúc nào cũng chỉ thấy khuyết điểm của người khác. Những gì bạn nhìn thấy ở người khác cũng chính là phản ánh thế giới nội tâm bên trong bạn, vậy nên hãy cẩn thận với từng lời mình nói ra.
Người đến tuổi 40, mọi thứ cần phải hiểu rõ. Chớ nên chăm chăm nhìn vào khuyết điểm của người khác mà hạ thấp ưu điểm của họ. Cũng đừng tâng bốc mình lên cao và hạ người khác xuống.