Tục bó chân” gót sen” và nỗi đau của phụ nữ Trung Quốc

21:00, Thứ sáu 03/06/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Chúng ta biết rằng, để có được đôi chân bó nhỏ nhắn - biểu hiện của sự cao quý, người phụ nữ xưa đã phải chịu đau đớn suốt một thời gian dài.

Tục bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành một nét truyền thống của phụ nữ đất nước này trong suốt thời phong kiến. Nhiều người cho rằng, tục lệ này đã phần nào phản ánh rõ quan niệm, định kiến xã hội của người Trung Quốc xưa.

Một trong những nét văn hóa độc đáo tiêu biểu của người Trung Quốc là tục bó chân. Nhưng đằng sau những chiếc giày bé tí xíu bằng lụa với nhiều màu sắc rực rỡ ấy lại ẩn chứa nỗi đau thể xác vô cùng lớn.

Tục bó chân” gót sen” và nỗi đau của phụ nữ Trung Quốc
 

Phụ nữ Trung Quốc xưa "khóc hàng xô nước mắt" để có được "gót sen"

Từng là biểu tượng của sắc đẹp và sự quyền quý, những bàn chân nhỏ xíu do bị bó chặt của phụ nữ Trung Quốc xưa được gọi bằng những cái tên mỹ miều như "gót hoa" hay "gót huệ". Họ quan niệm rằng, việc bị bó chân sẽ khiến họ đi không vững vàng, giống như những cành sen đong đưa trong gió.

Để có được đôi "gót sen" hoàn hảo, người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái, cháu gái họ khi đứa trẻ 2 - 5 tuổi - khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.

Tục bó chân” gót sen” và nỗi đau của phụ nữ Trung Quốc
Đôi bàn chân "gót sen"

Nhân chứng sống của tục “gót sen vàng” xưa

Chúng ta hãy cùng nghe một cụ bà 86 tuổi kể về năm tháng ấu thơ của mình. Cụ Zhou Guizhen, 86 tuổi sinh sống tại một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Vân Nam là một trong số những người phụ nữ bó chân của Trung Quốc hiếm hoi vẫn còn sống cho tới ngày nay. Cụ Zhou cởi giày, khoe bàn chân bị bẻ xương “dị dạng”, dài chưa đầy 13 cm của mình và cho biết, có tới 4 ngón chân đã bị hư hỏng nặng và bẻ quặt xuống dưới. Suốt cả cuộc đời chân cụ vẫn phải quấn lụa, bước đi ẻo lả, tập tễnh trên đôi “gót sen” bé tí xíu như chân búp bê. Xuất xứ của tục bó chân

Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về một cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim liên tam thốn" (Gót sen ba tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo. Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung quốc cho đến tận thế kỉ 20. Mãi đến năm 1911 thì tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn và được đông đảo dân chúng tách ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. 90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì tục bó chân này.

Tục bó chân” gót sen” và nỗi đau của phụ nữ Trung Quốc
Ảnh chụp X-quang của xương bàn chân "gót sen"

Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm: đó là đôi gót sen vàng! Các bà mẹ phải tiến hành tục bó chân cho con gái họ vì lo lắng cho tương lai của con họ. Ở Trung Hoa thời xưa, phụ nữ phải phục tùng uy quyền của người cha, sau đó đến người chồng và nếu chồng qua đời sớm phải nghe theo người con trai. Cho nên cô gái Trung Hoa sẽ hạnh phúc nếu tìm được người chồng tốt.

Nghe có vẻ hoàn hảo nhưng còn một sự thật khoa học ẩn sau đó không phải ai cũng biết…

Với bàn chân bị bó chặt, khi bước đi người phụ nữ phải nhón từng bước rất nhỏ, dịch chuyển phần lớn lực bước chân lên những bó cơ ở đùi để tránh bị ngã.

Hậu quả là các cơ đùi và cơ ở vùng hông sẽ trở nên co chặt một cách khác thường. Cứ như thế, theo thời gian, các cơ xung quanh cơ quan sinh dục nữ cũng ngày càng trở nên săn chắc.

Tục bó chân” gót sen” và nỗi đau của phụ nữ Trung Quốc
Tục bó chân quả là một cực hình của phụ nữ Trung Quốc xưa

Điều này mang đến nhiều khoái cảm hơn cho người chồng trong sinh hoạt vợ chồng, làm cho người phụ nữ như “vẫn còn trinh” trong mỗi lần quan hệ.

Ngoài ra, việc dồn lực vào bắp đùi và vùng hông còn tạo cho người phụ nữ vóc dáng hấp dẫn hơn nhiều trong mắt người khác phái. Hơn thế nữa, do việc tháo băng bó chân mất khá nhiều thời gian nên người vợ vẫn giữ nguyên bàn chân bọc kín khi làm "chuyện ấy". Điều này vô tình tạo ra sự bí ẩn, kín đáo mà nam giới Trung Quốc xưa rất ưa chuộng.

Điều này lí giải tại sao những người phụ nữ với bàn chân bó chặt lại có thể dễ dàng lấy chồng quý tộc, giàu sang hơn những người sống với bàn chân bình thường rất nhiều.

Tục bó chân” gót sen” và nỗi đau của phụ nữ Trung Quốc
Đôi giày chỉ to bằng bao thuốc lá

Tạm kết:

Đa số các chứng nhân lịch sử này đều cho biết, người xưa tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác ngoài chồng mình.

Hiện nay số người phụ nữ có “gót sen vàng” chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu là các cụ bà đã thọ 85-90 tuổi. Khi thế hệ này ra đi cũng là lúc tập tục bó chân cũng như các chứng nhân lịch sử sẽ mãi mãi chìm vào quên lãng.

Mỹ nhân tài sắc vẹn toàn và cái chết đầy đau thương
Mỹ nhân tài sắc vẹn toàn và cái chết đầy đau thương
(Khám phá) - (Phunutoday) - Một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng số phận của nàng thật bi ai khi phải ép lấy một người mình không yêu thương và bị giết chết.
Huynh đệ tương tàn, độc chiếm giang sơn của bạo chúa Trung Hoa
Huynh đệ tương tàn, độc chiếm giang sơn của bạo chúa Trung Hoa
(Khám phá) - (Phunutoday) - Kẻ bạo chúa ấy không ai khác chính là Thạch Hổ, sẵn sàng giết vợ để thỏa mãn thú tính, vậy đến anh em cũng sẵn sàng chém giết không ghê tay.
Bạo chúa giết vợ chỉ vì nghe lời “người tình đồng tính”
Bạo chúa giết vợ chỉ vì nghe lời “người tình đồng tính”
(Khám phá) - (Phunutoday) - Một ông vua bạo chúa khét tiếng giết từ vợ đến con, giết anh em ruột thịt chỉ để thỏa mãn sự “khát máu” của mình.
Sự thật về thân phận vợ yêu của Tào Tháo
Sự thật về thân phận vợ yêu của Tào Tháo
(Khám phá) - (Phunutoday) - Người phụ nữ xuất thân từ ca kĩ nhưng lại rất mực hiền thục, nết na, thông minh, khiến Tào Tháo vô cùng khâm phục.

 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thu
TIN MỚI CẬP NHẬT