UAV Việt Nam có thể sử dụng ở biên giới, hải đảo

15:01, Chủ nhật 05/05/2013

( PHUNUTODAY ) - Trước sự kiện bay thử thành công ba mẫu máy bay không người lái UAV made in Việt Nam rất nhiều người đã hy vọng các UAV này có thể sớm phục vụ nhiệm vụ chính trị, quốc phòng ở các vùng biên giới, hải đảo.

Thông tin về việc các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam chế tạo, cho bay thử thành công đến ba mẫu máy bay không người lái (UAV) vào ngày 3/5 đã làm nhiều người khấp khởi hi vọng vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ chế tạo UAV “made in Việt Nam” trong tương lai.

Ảnh: Máy bay không người lái Việt Nam cất cánh

 

Nhóm máy bay do các nhà khoa học của Liên hiệp Khoa học - Sản xuất công nghệ cao Viễn thông - Tin học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo.
Nhóm máy bay do các nhà khoa học của Liên hiệp Khoa học - Sản xuất công nghệ cao Viễn thông - Tin học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo.


Những mẫu máy bay này là thành quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học”. Nhóm nghiên cứu  khẳng định đã thiết kế, chế tạo thành công các mẫu máy bay này từ những vật liệu linh kiện cơ bản và không có bất kỳ bóng dáng chuyên gia hay cố vấn nước ngoài nào hỗ trợ, hoàn toàn 100% người Việt Nam.

Sau buổi bay thử được thông báo thành công với ba mẫu máy bay,  TS Phạm Ngọc Lãng - chủ nhiệm đề tài khẳng định đã ở thế sẵn sàng cho việc sản xuất hàng loạt máy bay không người lái.

Truớc thành công đáng ghi nhận này, rất nhiều người đã hy vọng UAV Việt Nam có thể sớm phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị, quốc phòng ở các vùng biên giới, hải đảo.

Ngày 4/5, trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TSKH Nguyễn Đức Cương - chủ tịch Hội Hàng không - vũ trụ Việt Nam (VASA) - cho hay để sử dụng được đúng với tính năng của UAV, phục vụ được ở vùng biên giới, hải đảo, điều các nhà khoa học quan tâm là cơ chế cất cánh, hạ cánh. “Buổi bay thử, các mẫu máy bay được cất cánh từ đường băng thuận lợi, nhưng nếu duy trì hình thức cất - hạ cánh đó ở vùng biên giới, hải đảo thì khả năng ứng dụng sẽ rất hạn chế.

Cũng đã có máy bay được đưa lên ôtô để làm bệ phóng, nhưng điều này cũng chỉ khả thi khi địa hình thuận lợi vì ôtô phải đạt tốc độ 70-80km/giờ mới có thể cho máy bay bay được. Nếu nhóm nghiên cứu có thể cho máy bay hạ cánh bằng dù như họ thông báo thì đó là ghi nhận đáng kể cho đề tài này” - GS Cương nhấn mạnh.

Trước thắc mắc của một số người cho rằng với kích thước nhỏ, có vẻ các mẫu UAV vừa được loan báo bay thử thành công na ná với máy bay mô hình, GS.TSKH Nguyễn Đức Cương cho rằng không thể nói đây là máy bay mô hình như một vài đồn đoán.

“Với tư cách phó chủ tịch Câu lạc bộ hàng không phía Bắc - nơi định kỳ tổ chức sinh hoạt cho những người yêu thích máy bay mô hình điều khiển từ xa - tôi có thể khẳng định máy bay mô hình được điều khiển từ xa, nhưng vẫn phải bay trong phạm vi tầm nhìn của người điều khiển, nghĩa là bán kính bay chỉ khoảng 2-3km. Còn đây là những UAV có cài đặt chương trình bay tự động nên có thể bay ngoài tầm nhìn của người điều khiển” - GS Cương phân tích.

  • (Tổng hợp từ TTO)

[links()]

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc