Hỏng men răng
Chanh có tính axit cao có thể phá hủy men răng nếu uống nhiều. Trên thực tế, nước chanh có ảnh hưởng đến răng tương tự như các loại nước ngọt.
Nếu bạn có thói quen uống nước chanh buổi sáng, hãy chú ý đến việc vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng.
Loét miệng
Chanh cũng có thể gây ra tình trạng loét nông trong miệng hoặc dưới lợi. Axit citric trong chanh góp phần khiến tình trạng loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Làm cơ thể mất nước
Nước chanh có tác dụng lợi tiểu. Nó giúp loại bỏ chất điện giải và lượng natri dư thừa qua đường tiểu. Uống loại nước này có thể làm tăng tần suất đi tiểu của bạn. Do đó, sử dụng quá nhiều nước chanh sẽ làm phản tác dụng, gây ra sự mất nước cho cơ thể.
Gây buồn nôn và nôn mửa
Uống nhiều hơn 2-3 cốc nước chanh/ngày có thể dẫn tới thừa vitamin C. Dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó có thể dẫn tới hiện tượng mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa.
Gây trào ngược dạ dày thực quản
Uống nước chanh quá nhiều có thể dẫn tới chứng trào ngược dạ dày. Các biểu hiện thường gặp là ợ nóng, nôn, buồn nôn.
Nguyên nhân là do hàm lượng axit trong tranh cao làm suy yếu chức năng dạ dày thực quản, tăng lượng sản xuất axit trong dạ dày dẫn tới dưa thừa axit. Lượng axit thừa này di chuyển đến cổ họng gây ra cảm giác nóng.
Thừa sắt trong máu
Vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, càng uống nhiều nước chanh, lượng vitamin C trong cơ thể càng tăng dẫn tới nồng độ sắt trong máu cũng tăng theo. Dưa thừa sắt có thể gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe, ảnh hưởng xấu tới cơ quan nội tạng.
Gây đau nửa đầu
Nghiên cứu cho thấy, tyramine - một loại amino axit trong chanh có khả năng làm máu dồn lên não bất ngờ và tạo ra chứng đau nửa đầu.