Ca mổ đặc biệt đón bé sơ sinh từ người mẹ ung thư: Sẵn sàng nhường hết sự sống cho thai nhi trong bụng

( PHUNUTODAY ) - Khi biết mình đang bị ung thư giai đoạn cuối, người mẹ 28 tuổi, quê Hà Nam bất chấp nguy hiểm quyết giữ thai nhi, chờ con trai chào đời. Đây là một ca mổ gây xúc động với các bác sĩ...

Thông tin trên Báo Tuổi trẻ, ngày 22-5, các bác sĩ Bệnh viện K Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã phẫu thuật lấy thai nhi ở tuần thứ 31 cho sản phụ Nguyễn Thị L. (28 tuổi, ở Hà Nam) bị bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, đã di căn. Hai ê-kíp y, bác sĩ từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã đến phòng bệnh của Bệnh viện K thực hiện ca mổ lấy thai.

ca mo dac biet cua nguoi me ung thu4- phunutoday

Khi chào đời, bé An được đưa nhanh ra xe cấp cứu để chuyển lên Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh Bệnh viện Phụ sản trung ương. Mẹ bé tiếp tục ở lại điều trị tại Bệnh viện K khi chứng bệnh ung thư quái ác đã ở giai đoạn muộn.

Ngày 22-5, khi thai nhi ở tuần thứ 31, các bác sĩ nhận thấy sức chịu đựng của người mẹ đã đến giới hạn, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con nên đã quyết định phối hợp phẫu thuật lấy thai.

Ngày 22-5, khi thai nhi ở tuần thứ 31, các bác sĩ nhận thấy sức chịu đựng của người mẹ đã đến giới hạn, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con nên đã quyết định phối hợp phẫu thuật lấy thai.

Ca mổ diễn ra hết sức căng thẳng, bởi nguy cơ mất cả mẹ lẫn con nhưng tiếng khóc của bé trai có tên Đỗ Bình An, nặng 1,5 kg, khiến người mẹ trẻ mang trọng bệnh và kíp phẫu thuật cùng trào nước mắt. Ngay lập tức, bé được các bác sĩ chuyên ngành sơ sinh tiếp nhận cấp cứu đưa vào lồng ấp và chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Kíp phẫu thuật còn lại tiếp tục hoàn thành ca mổ và sau đó sẽ tiếp tục điều trị cứu người mẹ.

Theo người nhà bệnh nhân, khi thai được 8 tuần, chị L. thấy xuất hiện u cục ở vú nhưng chỉ nghĩ đó là dấu hiệu của viêm tuyến sữa thông thường trong thời kỳ mang thai nên chủ quan không thăm khám. Khi xuất hiện tình trạng ho nhiều, ho cả ngày, cơ thể mệt mỏi, tức vùng ngực nhiều hơn, hạch xuất hiện ở vai, 2 chân phù, đau nhức, chị L. mới đến Bệnh viện K để khám. Kết quả bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 4 đã di căn. Thời điểm đó, thai nhi mới ở tháng thứ 4 của thai kỳ.

Anh Đỗ Văn Hùng, chồng của chị Nguyễn Thị L., đã bật khóc sau khi con trai chào đời. Anh Hùng sẽ ở lại Bệnh viện K để chăm vợ, còn bé Bình An sẽ được bà và các bác trông nom - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Anh Đỗ Văn Hùng, chồng của chị Nguyễn Thị L., đã bật khóc sau khi con trai chào đời. Anh Hùng sẽ ở lại Bệnh viện K để chăm vợ, còn bé Bình An sẽ được bà và các bác trông nom - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bác sĩ Bệnh viện K đã phối hợp cùng bác sĩ chuyên khoa sản tư vấn sức khỏe ung bướu và thai kỳ để bệnh nhân L. và gia đình cân nhắc lựa chọn để quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sau đó chị L. quyết giữ lại thai nhi với hy vọng cố gắng cầm cự đủ lâu để con có thể chào đời khoẻ mạnh. Trước quyết tâm của người mẹ, các bác sĩ Bệnh viện K đã hội chẩn liên bệnh viện với các chuyên gia của Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Phụ sản Trung ương kết hợp khám thai định kỳ, đánh giá sự phát triển của thai nhi. Tất cả thuốc sử dụng đều được các bác sĩ hai chuyên khoa sản và ung bướu cân nhắc cẩn thận để không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi.

Sau 6 tuần điều trị, bệnh nhân khó thở, xuất hiện hạch dày đặc, hơn 2 tháng nằm viện, bệnh nhân không thể nằm thở được mà phải ngồi 24/24 giờ, mỗi ngày chỉ ngủ 2 tiếng, mệt mỏi đau đớn do ung thư vú đã di căn xương, phổi...

Mong ước được bình an

Theo bác sĩ Cường, khó khăn nhất với ca mổ cho chị L. là nguy cơ đờ tử cung và chảy máu khi mổ, khi đó có thể phải cắt cả tử cung để cứu mẹ. Ca mổ phải tiến hành thật nhanh. Dù đã nhiều năm trong nghề, với êkip gây mê toàn các chuyên gia, với kíp bác sĩ, nữ hộ sinh 8 người của Bệnh viện Phụ sản trung ương nhưng ông Cường vẫn trải qua một ca mổ đáng nhớ trong đời. Lần đầu tiên, ông mổ đẻ khi bệnh nhân ngồi...

"Khi chào đời, em bé khóc to, nặng khoảng 1,6 kg, được đưa ngay ra xe cấp cứu về Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh của Bệnh viện Phụ sản trung ương. Trước đây, các bác sĩ Việt Nam gặp khó khăn nếu trẻ sinh non tháng (thai đưới 30 tuần), nhưng giờ chúng tôi đã nuôi thành công những bé nặng dưới 500gr, chưa đầy 25 tuần thai. Các em bé sinh ở tuần thai thứ 28 trở lên có tiên lượng hồi phục rất tốt"- ông Cường nói.

Empty

Theo bác sĩ Cường, ca mổ chiều nay diễn ra thuận lợi, chị L. được cầm máu tốt. Những ngày tới đây là giai đoạn điều trị hóa chất, phẫu thuật cắt bỏ khối u... Một chặng đường còn rất dài ở phía trước. Vài năm trước, từng có một người mẹ là thiếu úy công an đã quyết định tạm hoãn điều trị ung thư để nuôi dưỡng mầm sống trong mình, chị ấy ra đi khi con trai chưa tròn một tháng tuổi.

"Mong gia đình chị L. sẽ đón cả mẹ và bé về nhà"- ông Cường nói, sau khi kết thúc một ca mổ đặc biệt trong cuộc đời mình, để mở ra một cuộc đời mới có tên là Bình An.

Trước đó, năm 2016, Bệnh viện K Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng đã phối hợp điều trị cho chị Đậu Thị Huyền Tr., người mẹ với nghị lực phi thường, từ chối điều trị để sinh ra bé Gấu. Sau khi sinh con trai gần 1 tháng, chị Tr. đã tử vong do căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Hiện, bé Gấu đã được 3 tuổi, bé phát triển khỏe mạnh.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn