Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
Quan niệm này tuy đã không còn nặng nề như xưa nhưng vẫn âm ỉ tồn tại trong suy nghĩ của không ít người Việt. Trên thực tế, không ít cặp vợ chồng vẫn khiêng khem và đại kỵ chuyện ấy trong những thời khắc nhạy cảm.
Vì sao kiêng kỵ “mây mưa” vào ngày rằm, mùng một?
Ngày đầu tháng (mùng 1) và ngày giữa tháng (rằm) là thời điểm “nguyệt khuếch khuy không”, nguyệt thì thuộc âm, lúc này là âm hư, tức là âm dương bị mất cân bằng, rất xấu cho chuyện phòng the, cũng như sẽ mang tới rất nhiều điều xui rủi, không may mắn.
Sách “Tố Nữ Kinh” có viết: “Cấm kỵ giao hợp vào những ngày mùng 1, ngày rằm, và ngày cuối tháng âm lịch, nếu phạm vào những điều cấm kỵ này thì khi con cái sinh ra sẽ bị thương tổn không tốt, còn mình cũng tổn hao nguyên khí, hơn nữa trong mình lúc đó cũng bị giục hỏa thiêu trung tức là hỏa thị dục thiêu đốt cháy tâm can nên nước tiểu lúc phát ra có màu đỏ hay màu vàng đậm nhiều khi lại mang thêm bệnh di tinh, làm giảm tuổi thọ”.
Ngày một và hôm rằm là ngày theo nho giáo, ngày của đầu tháng, đầu năm cần sạch sẽ. Do đó, không chỉ kiêng kị chuyện vợ chồng mà còn phải kiêng kị cả sát sinh...
Tuy nhiên, lại có quan niệm " phá trinh" để giải đen. Hay có người lại tiến hành - "một cuốc" hai năm ( vào đêm giao thừa...)
Đối với dân thường điều đó không phổ biến, nhưng là việc nguyên tắc đối với vua, quan lại và giới sĩ phu.
Theo quan niện của Nho giáo, điều này rất bình thường, được truyền từ đời này sang đời khác... và là việc tốt. Nhưng đứng về phương diện y học, sau kiêng kị chuyện chăn gối, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng vài ba hôm thì sung sức, khỏe mạnh hơn... Như vậy, kiêng chuyện chăn gối và không kiêng tùy theo quan điểm từng xã hội, từng cá nhân…
Bài viết mang tính chất tham khảo!