Vì sao nhìn thấy đồ chua chúng ta lại chảy nước miếng?
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sinh lý này:
- Khả năng ghi nhớ của bộ não
Một nghiên cứu từ Đại học Haifa (Israel) cho thấy, bộ não của con người có khả năng ghi nhớ những trải nghiệm về mùi vị của thức ăn đã từng nếm trong quá khứ. Vì thế, cho dù ngay lúc đó không ăn thử, cảm giác chua khi nhìn thấy chanh, xoài, cóc... vẫn sẽ “ùa về” trong bộ não của bạn.
- Cơ thể tự tiết nước bọt để rửa sạch axit trong miệng
Hầu hết, các loại thức ăn có vị chua là do chúng có tính axit, và cơ thể chúng ta thì luôn hiểu rằng axit là một chất gây hại cho sức khỏe.
Do đó, bất kể axit trong thức ăn có phải là axit hại hay không, cơ thể vẫn sẽ thiết lập cơ chế bảo vệ bằng cách tiết nước bọt để rửa sạch axit trong miệng, nhằm loại bỏ hết những chất có thể gây hại đó.
Chảy nước miếng nhiều có tốt không?
Chảy nước miếng là một hiện tượng sinh lý bình thường có tác dụng làm ướt niêm mạc miệng, giảm khô miệng, hỗ trợ việc nuốt thức ăn và phát âm.
Tuy nhiên, theo Paula Barry – bác sĩ tại phòng khám Penn Family & Internal Medicine (Mỹ), nếu việc này xảy ra với tần suất dày đặc, bạn nên thận trọng vì có thể đang mắc 3 căn bệnh sau:
- Mắc chứng ngưng thở khi ngủ
- Đột quỵ hoặc rối loạn thần kinh
- Xơ cứng động mạch.
Theo các chuyên gia, thay đổi tư thế ngủ thành nằm ngửa, giúp nước bọt luôn ở trong miệng mà không tràn ra ngoài.
Lưu ý một số loại thuốc bạn đang sử dụng như thuốc kháng sinh, thuốc chống loạn thần… có thể khiến nước miếng bị chảy ra nhiều hơn.
Hạn chế ăn món cay nóng và nhai kẹo cao su nhiều vì chúng khiến việc tiết nước bọt tăng đáng kể.