Vì sao người xưa nói: Sợ nhất ngày 5/5 âm lịch? Sợ điều gì?

05:30, Thứ năm 08/05/2025

( PHUNUTODAY ) - Ngày 5/5 âm lịch được gọi là Tết Đoan Ngọ và là một ngày đặc biệt trong năm nhưng dân gian lại lưu truyền câu nói sợ nhất ngày 5/5.

Ngày 5/5 âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ hay còn gọi Tết diệt sâu bọ. Trong dân gian lưu truyền câu nói sợ nhất ngày 5/5 âm lịch.

Không phải nhẫu nhiên người xưa nói thế mà đều có mối liên hệ nhất định với thực tế. Người Việt xưa sống hoàn toàn dựa vào nông nghiệp thế nên rất chú ý quan sát hiện tượng tự nhiên bởi chúng liên quan tới sản xuất. Ngày 5/5 là một ngày đặc biệt trong nền văn minh lúa nước.

1. Sợ ngày 5/5 vì đây là thời điểm báo hiệu sự nắng nóng ảnh hưởng mùa màng

Ngày 5/5 âm lịch là thời điểm giữa năm vừa kết thúc vụ lúa chiêm chuẩn bị sang vụ lúa mùa. Nhưng đây cũng là thời điểm nắng nóng bắt đầu thịnh.

Giai đoạn này đang là thời điểm hè, khí hậu biến động mạnh. Đoan là bắt đầu, Ngọ là chính ngọ giữa trưa. Thời điểm này mà nắng nóng báo hiệu cả mùa hè năm đó rất nắng nóng. Điều này ảnh hưởng lớn tới sản xuất, cấy trồng. Nắng nóng quá có thể khiến cấy lúa lúa chết làm ảnh hưởng tới mùa màng, có khi cả năm đói kém.

Ngày 5/5 âm lịch là một ngày đặc biệt có mối liên hệ trực tiếp tới sản xuất mùa màng và sức khỏe con người
Ngày 5/5 âm lịch là một ngày đặc biệt có mối liên hệ trực tiếp tới sản xuất mùa màng và sức khỏe con người

Hơn nữa dương khí quá vượng khiến cho cho âm – dương mất cân bằng, làm tăng khả năng xảy ra biến cố: từ thời tiết cực đoan, bệnh tật phát sinh đến tâm trạng con người dễ căng thẳng, bất an. Nắng nóng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe nên xảy ra tình trạng đột quỵ, bỗng dưng hoa mắt chóng mặt. Nhưng người xưa chưa hiểu được hết y học hiện đại nên thường kết luận là do tà khí, khí độc khiến con người đột ngột bệnh.

Người xưa tin rằng, chính sự cực thịnh của dương khí khiến ngày này trở nên dữ dội, khó kiểm soát, là “ngày độc” trong năm, cần phải cẩn trọng trong mọi việc.

2. Ngày 5/5 âm lịch sâu bọ dịch bệnh bùng phát bủa vây tạo nên nỗi sợ hãi

Trong tháng 5 âm lịch, thời tiết thường nóng ẩm cao tạo điều kiện cho sâu bệnh côn trùng bùng phát có thể gây ra dịch bệnh.

Với nông nghiệp thì côn trùng bùng phát sẽ có thể phá hoại mùa màng. Với con người dịch bệnh bùng phát gây bệnh nặng, đặc biệt có nguy cơ bùng dịch tiêu hóa.

Thời xưa con người sống dựa vào thiên nhiên, không có thuốc hóa học như bây giờ nên việc chống lại dịch bệnh càng khó khăn.

Bởi thế người xưa mói nói sợ ngày 5/5 âm lịch, nghĩa là sợ dịch bệnh bùng phát lúc này mà không vượt qua được. 

Thực tế thì ngày 5/5 thời tiết nắng nóng bắt đầu nên con người có thể chưa kịp thích nghi, hơn nữa vì nắng nóng lại kèm độ ẩm cao nên thích nghi cho vi khuẩn virus phát triển, côn trùng sinh sôi làm ảnh hưởng tới cả sản xuất và sức khỏe của con người.

Ngày 5/5 thời tiết nắng nóng kèm độ ẩm cao khiến sâu bọ phát triển nên có tục ăn những món ăn diệt sâu bọ
Ngày 5/5 thời tiết nắng nóng kèm độ ẩm cao khiến sâu bọ phát triển nên có tục ăn những món ăn diệt sâu bọ

3. Ngày 5/5 - tháng trùng ngày nên sẽ là ngày độc gây sợ hãi xui xẻo

Trong quan niệm tâm linh ngày 5/5 âm lịch còn là ngày gây ra nỗi sợ hãi bởi người xưa cho rằng những ngày mà ngày và tháng trùng nhau sẽ không tốt lành. Người xưa gọi đó là ngày nguyệt kiến ngũ. 

Theo Kinh Dịch và ngũ hành, số 5 đại diện cho trung tâm, cho sự vận động mạnh mẽ. Khi hai số 5 trùng nhau, năng lượng trở nên hỗn loạn, khó kiểm soát, từ đó gây ra điều bất ổn. Điều đó cũng có thể gây ra tà khí mạnh ảnh hưởng tới con người.

Thế nên người xưa mới nói sợ ngày 5/5 âm lịch, chính là vì sợ sự bất ổn khó kiểm soát này có thể làm ảnh hưởng tới tâm tính và sức khỏe, các mối quan hệ.

Thế nên người xưa cũng rất sợ việc sinh con vào ngày 5/5 thì người mẹ sẽ khó sinh người con thì dự báo tương lai không tốt đẹp. 

4. Cơ sở khoa học cho nỗi sợ ngày 5/5 âm lịch?

Theo lịch dương thì ngày 5/5 âm lịch thường trùng vào tháng 6, 7 lịch dương. Đây cũng là lúc nắng nóng mạnh trong năm, chuẩn bị những đợt nóng đỉnh điểm.

Bởi thế giai đoạn này người ta rất sợ thời tiết ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt, sức khỏe. Đây cũng là lúc chuẩn bị sản xuất vụ lúa mới nên nếu nắng nóng quá mạnh sẽ gây nguy hại cho mùa màng, ảnh hưởng tới sự thịnh vượng giàu có.

Ngày 5/5 âm lịch cần chú ý: 

  • Nguy cơ đột quỵ, say nắng tăng cao, nhất là với người già, trẻ nhỏ hoặc người có bệnh nền.
  • Thực phẩm dễ ôi thiu, gây ngộ độc nếu không bảo quản kỹ.
  • Sức đề kháng giảm, dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn.

Như vậy, ngoài yếu tố tâm linh thì người xưa còn sợ ngày 5/5 âm lịch là vì có cơ sở từ điều kiện thời tiết, tự nhiên và thói quen sản xuất. 

5. Ngày 5/5 âm lịch kiêng kỵ gì?

  • Chính vì người xưa cho rằng ngày 5/5 là ngày độc, đáng sợ nên dân gian thường kiêng nhưng việc như: 
  • Cưới hỏi, đính hôn
  • Khởi công, động thổ xây nhà
  • Khai trương, mở hàng
  • Đi xa, bắt đầu công việc mới

Người ta tin rằng nếu làm việc lớn vào ngày này dễ gặp vận xui, trắc trở, thậm chí xảy ra chuyện chẳng lành. 

6. Phong tục hóa giải vận xui trong dân gian vào ngày 5/5

Cũng chính bởi những nỗi sợ trên nên ngày 5/5 trong văn hóa dân gian Việt Nam lại thành một ngày Tết. Đó giống như là ngày nhắc nhở con người biết cảm ơn điều kiện tự nhiên thuận lợi cho mùa màng, biết cẩn trọng tránh những độc hại trong ngày này.

Và cũng bởi thế ngày 5/5 âm lịch Tết Đoan Ngọ trở thành ngày có tục chống ma, thanh lọc cơ thể, giải xui, trừ tà với các hoạt động nổi bật như:

  • Ăn rượu nếp, bánh tro, thịt vịt: giúp diệt vi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng bức. Thịt vịt giúp làm mát, hạ hỏa
  • Treo ngải cứu, xương rồng, tỏi, lá sả, dây ngũ sắc trước cửa: tượng trưng cho việc trừ tà, xua đuổi sâu bọ và khí độc.
  • Tắm bằng nước lá thơm: như lá mùi, bưởi, sả, ngải cứu – một hình thức “xông hơi” truyền thống giúp cơ thể thư giãn, tiêu độc.
  • Khảo cây: Một người leo lên cây, một người đứng gốc đập vào cây khảo cây năm nay ra bao nhiêu hoa trái để mong cây cối bước vào vụ mới phát triển thuận lợi sai hoa sai trái.
  • Kiêng ra đường, nhuộm móng tay màu đỏ để trừ tà

Câu nói sợ nhất ngày 5/5 đã phần nào phản ánh đúng nỗi lo của người xưa trước hiện tượng tự nhiên. Ngày nay những quan niệm này vẫn còn lưu truyền dân gian. Đó không chỉ là quan niệm tâm linh mà có những cơ sở gắn liền với hiện tượng thời tiết tự nhiên. Bởi thế mọi người cũng cần chú ý học theo kinh nghiệm người xưa ăn luống lành mạnh, phòng bệnh mùa hè, tránh ra đường vào giữa trưa.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Như Bình