Tục ngữ có câu ''Heo đến thì nghèo, chó đến thì giàu, mèo đến thì nhà có tang'', ''chó đến thì phú, mèo đến thì bần'', ''chó đến tiền vào, mèo đến để tang'' nghĩa là gì?
Heo đến thì nghèo
Heo là một loại gia súc chủ yếu dùng làm thực phẩm. Đặc điểm của heo là ăn xong lại nằm, ăn rồi ngủ. Do đó, ý nghĩa của câu ''Heo đến thì nghèo'' ám chỉ sự lười biếng. Cả ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, không có việc làm. Mà nếu không chịu làm thì chắc chắn sẽ nghèo.
Trong suy nghĩ của đại đa số mọi người thì ''heo'' đại diện cho hình ảnh ham ăn biếng làm. Như vậy đây chẳng phải là cách lý giải rất đơn giản nhưng hàm ý sâu sắc của người xưa cho câu nói ''heo đến thì nghèo'' sao?
Thế nên quan điểm của người xưa, nếu heo chạy vào nhà phải đuổi đi, không nên để lại nuôi, nếu không sẽ mang đến những chuyện không tốt.
Chó đến thì giàu
Chó với bản năng trời sinh sẵn có, nó có thể phân biệt chính tà, có chó canh giữ thì tà khí mới không xâm nhập được. Do đó mà chó đến là biểu thị cho sự giúp đỡ. Dân gian cho rằng chó là loài linh thông, cũng lưu truyền một câu nói rằng: ''Khẩn giảo nhân, mạn giảo thần, không nhanh không chậm sủa quỷ hồn''. Nghĩa là: Sủa nhanh là có người đi ngang qua, sủa chậm là có Thần linh ghé đến, sủa không nhanh không chậm là có quỷ hồn lui tới.
Mèo đến nhà thì trên đầu để tang
Hiện nay thì mèo được xem là một trong những thú cưng được yêu thích trong nhà. Ở nông thôn thì mèo giúp chủ nhà bắt chuột.
Thế nhưng lý giải việc mèo đến nhà mang vận xui là bởi mèo thường hoạt động vào ban đêm, thường săn chuột. Sáng sớm mang chuột chết về nhà. Mà mọi người quan niệm sáng sớm đã chứng kiến cảnh chết chóc chính là điềm xấu. Hơn nữa có truyền thuyết rằng mèo khi kinh sợ, sẽ bị cô hồn dã quỷ nhập vào thân. Những cô hồn dã quỷ đó sẽ đến để tìm ''thế thân''.
Thực tế thì những quan niệm dân gian này là thể hiện việc con người muốn hướng đến những điều tốt đẹp và may mắn trong cuộc sống.