Vì sao nói: "Thánh nhân đãi kẻ khù khờ", làm kẻ khù khờ thế nào để hưởng mọi phúc lộc, vinh hoa phú quý?

16:00, Thứ tư 19/04/2017

( PHUNUTODAY ) - Chắc hẳn đã có rất nhiều người nghe câu: "Thánh nhân đãi kẻ khù khờ", vậy bạn đã thực sự hiểu câu nói này chưa?

Để tìm hiểu ý nghĩa thực sự của câu nói này, hãy cùng đọc câu chuyện nhỏ dưới đây:

Tại một làng quê nọ, có một phú ông sống ung dung tự tại, thường đóng cửa tránh không kết giao với người khác.

Tuy ông không giỏi về kinh doanh buôn bán, nhưng của cải lúc nào cũng dư thừa, ông lại giỏi về các thuật dưỡng sinh trị bệnh và hiếm khi bị ốm. Cho dù có gặp phải tai họa, điều bất ngờ là lại được hoá giải, chuyển dữ sang lành.

Bỗng vào ngày kia, một a hoàn trong nhà ông treo cổ tự tử, quan huyện quản lý trong làng vui mừng nghĩ rằng rốt cuộc hiểm hoạ đã đến nhà ông liền bẩm báo sự việc này lên quan lớn cấp trên. Quan lớn cấp trên nghe tin cũng vui mừng và lập tức tới hiện trường để điều tra vụ án.

Nhưng thật kỳ lạ khi khám nghiệm tử thi, tay chân của a hoàn bỗng nhiên động đậy. Khi mọi người còn đang chưa hết ngạc nhiên, a hoàn làm thế vươn vai, một lát sau trở mình và không bao lâu có thể tự ngồi dậy một cách hoàn toàn tỉnh táo.

Quan phủ định ép cung, nhằm vu họa cho phú ông, nhưng a hoàn nhất quyết phủ nhận, nói rằng không liên quan gì đến phú ông cả,

Những sự việc chuyển biến từ nguy thành an, gặp nạn hoá cát tường như thế này của phú ông có rất nhiều. Người dân trong thôn đều thắc mắc, phú ông này vừa ngu ngốc vừa đần độn, sao mà may mắn như thế, thật không biết lý do tại sao.

Trong thôn có một vị cao nhân am tường mọi chuyện, thấu hiểu quy luật âm dương. Mọi người mang câu chuyện của phú ông đi hỏi vị cao nhân này, vị cao nhân liền đáp: “Các ngươi sai rồi, phúc khí may mắn của ông đến từ chính sự ngu ngốc bên ngoài đó của ông!

Kiếp trước ông là một người đốn củi ở chân núi. Ông chất phác giản dị trong đối nhân xử thế, lại rất kiệm lời, không so đo tính toán thiệt hơn; bất cứ việc gì cũng coi là bình thường, không có tâm tranh đấu được hay mất; bình thản với mọi việc, không có tâm oán hận hay thù ghét ai; thuận theo tự nhiên với mọi việc, không có thiên lệch hay tư tâm.

Cũng chính vì thế, kiếp này ông được hậu báo. Tâm tính thiện lương của ông vẫn còn giữ, vì thế họa mới chuyển thành phúc như vậy.

thanh-nhan

Phật có dạy rằng: “Trên đầu ba thước có thần linh”, thần Phật ở khắp nơi theo dõi hành vi của chúng ta. Người có tâm tính tốt thì được hưởng phúc báo, đó là quy luật của Trời đất, của tự nhiên.

Chẳng phải tự nhiên người ta có phúc báo, ấy chính là chữ Đức. Trong đạo Phật, chữ đức luôn mang ý nghĩa quan trọng chính là đạo đức, đức hạnh. Phật học từ điển định nghĩa: Điều lành, sự ăn ở theo giới hạnh, những việc làm có lợi ích cho chúng sanh, ấy là đức. Khái niệm Ngũ đức là thiên về phương diện đạo đức này. Đơn cử như năm đức của giới sư bao gồm: giữ giới, mười hạ trở lên, thông hiểu thiền định, thông hiểu tạng Luật và có trí tuệ. Năm đức một vị Sa di phải biết đó là: một chính là phát tâm xuất gia, vì cảm bội Phật pháp; hai chính là hủy bỏ hình đẹp, vì thích ứng pháp y; ba chính là cát ai từ thân, vì không còn thân sơ; bốn chính là không kể thân mạng, vì tôn sùng Phật pháp; và năm là chí cầu Đại thừa, vì hóa độ mọi người v.v…

Sống ở trên đời, nhất định phải ghi nhớ những điều sau:

Không tranh với đời – Đó là một dạng khù khờ.

Nhìn thấy mà như chẳng thấy – Đó là một dạng khù khờ.

Nghe đó mà như chẳng nghe – Đó là một dạng khù khờ.

Làm mà không đòi hỏi – Đó là một dạng khù khờ.

Tâm tĩnh không rối bận – Đó là một dạng khù khờ.

Đây chính là những kiểu khù khờ tích đức, nhất định sẽ hưởng phúc báo.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo