Vị vua duy nhất trong sử Việt từng nhường vợ mình cho cận thần là ai?

10:06, Thứ tư 28/02/2024

( PHUNUTODAY ) - Đây là vị vua có số phận đặc biệt trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Cũng là người duy nhất nhường vợ cho cận thần.

Vua nào sau đây từng nhường vợ mình cho người khác?

Trần Thái Tông (121-1277) là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần. Năm 1225, dưới sự sắp đặt của Thái sư Trần Thủ Độ, ông được vợ - tức vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho. Cơ nghiệp nhà họ Trần bắt đầu từ đây. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi lên ngôi, vua Trần Thái Tông đã phong cho Lý Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh Hoàng hậu. Nhưng vì sống chung với nhau 10 năm vẫn không có con nên Trần Thủ Độ lại ép vua phế truất Chiêu Thánh Hoàng hậu xuống làm công chúa. Đến năm 1259, vua Trần Thái Tông lại cho vợ cũ – tức Chiêu Thánh công chúa với cận thần của mình là Lê Phụ Trần. Sau đó ông làm Thái thượng hoàng từ cuối năm 1278 cho đến khi qua đời năm 1290. Ông thường được sử sách mô tả là một hoàng đế tài giỏi, giữ vững được cơ nghiệp của triều đại và nền độc lập của quốc gia.

vua2

Vì sao Lê Phụ Trần lại được vua Trần Thái Tông nhường vợ cho?

Lê Phụ Trần, người Ái Châu, là một danh tướng của triều đại nhà Trần, phục vụ trải các triều Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Sử sách không ghi chép gì về ngày, tháng, năm sinh mất của ông. Trong Đại Việt Sử ký toàn thư, những ghi chép đầu tiên về ông bắt đầu từ năm 1250 và kết thúc vào năm 1278, khi vợ ông là Chiêu Thánh công chúa mất. Lê Phụ Trần có tên thật là Lê Tần, hậu duệ của vua Lê Đại Hành. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong trận giao chiến chống quân Mông Cổ (1258), vua Trần Thái Tông chẳng may rơi vào thế phục kích, bị quân địch bắn tên như mưa. Chính trong tình thế nguy nan ấy, Lê Tần đã lấy ván thuyền che chở cho vua thoát nạn hiểm nghèo. Nhờ có công hộ giá này, Lê Tần được đổi sang mang quốc tín (họ vua), có tên mới là Lê Phụ Trần, sau này lại được vua Trần Thái Tông đem vợ cũ là Chiêu Thánh công chúa gả cho. Hai người sống với nhau đến năm 1278, có 2 người con chung.

Sau mối tình với Lý Chiêu Hoàng, vua Trần Thái Tông đã kết duyên với ai?

Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau 10 năm chung sống với Lý Chiêu Hoàng không có con, Trần Thủ Độ lo sợ cơ nghiệp nhà Trần rơi vào tay dòng họ khác nên đã ép vua Trần Thái Tông phế truất Chiêu Thánh hoàng hậu để kết hôn với chị dâu là Hiển Từ hoàng hậu – lúc bấy giờ đang là vợ vua An Sinh vương Trần Liễu. Vì việc này mà Trần Liễu nổi loạn, anh em không còn nhìn mặt nhau nữa. Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu (1216 -1248), là Hoàng hậu thứ hai của Trần Thái Tông, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần. Bà là thân mẫu của Trần Thánh Tông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang và Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, là tổ mẫu trực hệ của Trần Nhân Tông. Xét về thân thế, bà là công chúa nhà Lý, dòng họ cai trị Đại Việt hơn 200 năm. Xuất thân hiển hách và cao quý, bà cùng Chiêu Thánh Lý phế hậu, Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu, Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu là những Hoàng hậu có xuất thân cao quý bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

vua1

Vị vua nào lập nhiều hoàng hậu nhất trong sử Việt?

Lý Thái Tổ là vị vua lập nhiều hoàng hậu nhất, sau khi lên ngôi đã cho lập 6 hoàng hậu. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Lập 6 hoàng hậu, duy có đích phu nhân gọi là hoàng hậu Lập Giáo, quy chế xe kiệu và y phục khác hẳn với các cung khác”. Đến tháng 3 năm Bính Thìn (1016) Lý Thái Tổ lại lập thêm 3 hoàng hậu nữa. Như vậy tổng cộng là 9 hoàng hậu. Lý Thái Tổ (974 –1028) tên thật là Lý Công Uẩn- vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều Nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010 và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo
Từ khóa: vua Việt can than