Vua Lê Trang Tông, đây là vị vua nhà Hậu Lê, người từng có quá khứ vay nợ, ăn chịu khắp nơi, được người dân đặt cho biệt danh Chúa Chổm.
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi, nhiều tôn thất hoàng gia bị giết hại, Lê Duy Ninh may mắn thoát nạn nhờ được đại thần Lê Quán đưa đi trốn sang đất Ai Lao (Lào ngày nay).
Vua Lê Trang Tông (1533 – 1548), tên thật là Lê Duy Ninh, ông là vua nhà Hậu lê trong lịch sử Việt Nam. Xung quanh cuộc đời vua Lê Trang Tông có rất nhiều giai thoại khác nhau, nhất là giai thoại về thủa hàn vi của ông. Ông được dân gian ưu ái đặt cho mỹ danh nghèo nàn Chúa Chổm.
Lê Trang Tông là con trai của vua Lê Chiêu Tông. Lúc Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, ông cùng mẹ phải chạy sang lánh nạn tại Ai Lao. Đến năm 1533, các cận thần đón ông về làm vua để chống lại nhà Mạc, lập lại vương triều họ Lê. Vì thuở nhỏ ông có tên là Chổm nên khi lên ngôi, dân gian thường gọi ông là “Chúa Chổm”.
Tương truyền thuở nhỏ, vua Lê Trang Tông nợ nần rất nhiều. Bởi sống trong cảnh nghèo khó, ông phải làm lụng vất vả hàng ngày để cùng mẹ trang trải cuộc sống. Vì không có tiền, ông thường xuyên ăn chịu ở những gánh hàng ngoài phố.
Ngày còn lưu lạc trong dân gian, Lê Duy Ninh còn có tên khác là Chổm, rất nghèo, phải đi vay nợ để sống qua ngày. Sau này, khi lên làm vua, chúa Chổm trở lại kinh thành Thăng Long, được kiệu qua làng cũ, nơi mẹ con ông từng lánh nạn.
Vì không nhớ từng nợ ai bao nhiều tiền và có những kẻ không mắc nợ cũng tới đòi tiền, vua Lê Trang Tông quyết định miễn thuế 1 năm cho nhân dân trong vùng, coi đây là cách để trả nợ xưa.
Triều đình còn ra lệnh cấm người đòi nợ chỉ tay xúc phạm vua. Do đó, con đường nhỏ vua từng đi qua có tên Cấm Chỉ, tồn tại ở Hà Nội đến ngày nay.
Năm 1548, vua Lê Trang Tông mất, thọ 34 tuổi.
Trong "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi: “Vua gặp vận gian truân, nhờ được bề tôi cũ tôn lập, bên ngoài kết nước láng giềng, bên trong dùng được tướng giỏi, cho nên người đều vui lòng làm việc, nền móng Trung Hưng gây ra từ đấy”.