Việt Nam cần kịch bản ứng phó đại dịch Ecoli cực độc

10:40, Thứ tư 22/06/2011

( PHUNUTODAY ) - Vi khuẩn E.coli mới cực độc gây dịch nhiễm khuẩn đường ruột tại Đức và châu Âu, làm 34 người tử vong và 3400 người phải chống chọi với bệnh tật. Nhiều người lo ngại chủng vi khuẩn này đã xâm nhập Việt Nam.

(Phunutoday) - Vi khuẩn E.coli mới cực độc (O104:H4) gây dịch nhiễm khuẩn đường ruột tại Đức và châu Âu đã làm 34 người tử vong và 3400 người phải chống chọi với bệnh tật. Nhiều người lo ngại chủng vi khuẩn này đã xâm nhập Việt Nam. 

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa cho Phunutoday biết “Việt Nam đủ khả năng đối phó nếu có khuẩn Ecoli cực độc lây truyền từ châu Âu sang Việt Nam.”

PV: Được biết, Ecoli ẩn lấp ở khắp nơi khi gặp môi trường ô nhiễm vệ sinh không đảm bảo chúng biến thể trở thành khuẩn cực độc. Chủng vi khuẩn cực độc E0104: H4 chính là biến thể cực độc của vi khuẩn Ecoli được tìm thấy ở Đức từ năm 2001. Ông có thể nói rõ về cơ chế lây nhiễm của loại vi khuẩn Ecoli cực độc này như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà: Các chủng vi khuẩn biến thể là do sự thay đổi môi sinh, thực phẩm, dùng thuốc kháng sinh đã tác động lên hệ vi sinh vật. Khi hệ vi sinh vật  bị tác động như vậy, thì có những vi khuẩn suy yếu chúng không gây bệnh, nhưng có những loại vi khuẩn kháng lại thuốc, chống chọi được với môi trường khắc nghiệt chúng lại phát huy độc tố và gây bệnh trầm trọng... Đây có thể gọi là những căn nguyên cũ nhưng biến thể mới.

Vi khuẩn Ecoli cực độc
Vi khuẩn Ecoli cực độc O104:H4.

Từ đầu thế kỷ 21, xã hội đã chú trọng việc nghiên cứu phòng và chữa những chủng vi rút mới như Cúm AH1N1, Cúm AH5N1, SART, đậu khỉ, vi khuẩn dơi, vi khuẩn gây bệnh chân tay miệng... Hiện nay có một số các vi khuẩn do nhiều tác động ngoại cảnh, sự biết đổi môi trường sinh thái đã biến thể sinh ra độc tố có độc lực cao như vi khuẩn Suis gây bệnh liên cầu lợn xuất huyết ban, sốc nhiễm khuẩn tỷ lệ tử vong rất cao từ 30 – 50%...

Thông thường có 2 loại vi khuẩn tồn tại, một loại vi khuẩn thông thường, chúng phát triển bình thường và có rất nhiều trong hệ tiêu hóa. Giúp bình ổn flo đường ruột. Nhưng có những loại vi khuẩn sinh độc tố đường ruột gây bệnh tiêu chảy, mất nước, làm giảm sức đề kháng xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng nặng.

Đặc biệt đối với những bệnh nhận bị đái đường, sơ gan, suy thận khi bị nhiễm khuẩn này, chúng xâm nhập vào các ổ bệnh và gây bệnh rất trầm trọng. Đối với loại vi khuẩn này khi phát sinh độc tố chúng gây bệnh rầm rộ.

Trước đây, cũng đã từng phát hiện vi khuẩn đường ruột MDH1 kháng lại kháng sinh phát sinh tại Ấn Độ và một số người đi du lịch tại nước này đã bị lây nhiễm. Năm 1982 tại Mỹ cũng đã xuất hiện chủng Ecoli 157H7 gây dịch bệnh tiêu chảy rầm rộ một thời gian.

PV:  Ở Việt Nam vấn đề An toàn vệ sinh thực phẩm rất đáng lo ngại. Vậy xin ông cho biết mức độ nguy hiểm và nguy cơ lây nhiễm của vi khuẩn này?Trong môi trường nào thì vi khuẩn Ecoli biến thể trở thành cực độc?

tắc mạch thận và gây suy thận. Đây là căn nguyên gây ra tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Việc xác định khi nào, thời điểm nào thì vi khuẩn Ecoli biến thể thì chưa thể khẳng định được bởi còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như sự biến đổi của môi trường, khí hậu, nước, thuốc kháng sinh... mà một số loại vi khuẩn Ecoli này chống chọi được, sinh ra độc tố kháng lại những môi trường ô nhiễm đó và sinh bệnh dịch. Tỷ lệ tử vong do vi khuẩn cực độc O104:H4 ở nước ngoài chưa cao nhưng đây chính là sự cảnh báo lớn đối với vấn đề An toàn vệ sinh thực phẩm cũng như việc đảm bảo vệ sinh của từng cá nhân.

Vi khuẩn này lây truyền qua môi trường ngoại cảnh, nguồn nước, có trong thực phẩm như rau quả, giá đỗ, nguồn nước, thực phẩm đông lạnh... Khi chúng ta ăn mà không được nấu chín, khử khuẩn trước khi đưa và cơ thể thì khuẩn Ecoli này phát triển rất nhanh và gây độc lực rất cao.

PV: Để ngăn ngừa nguy cơ lây truyền Ecoli cực độc (lây từ người sang người) và không trở thành đại dịch, biện pháp phòng tránh nhiễm loại vi khuẩn cực độc này như thế nào, thưa ông?

 

Để đảm bảo thực phẩm được sạch và không nhiễm khuẩn thì ý thức của người sản xuất, người quản lý giám sát thực phẩm phải được đề cao. Nhà nước nên có những chế tài nghiêm ngặt kiểm soát những cơ sở chế biến thực phẩm, nhà hàng, quán ăn...

Đặc biệt là ý thức vệ sinh của người tiêu dùng, chế biến thực phẩm phải tuân thủ quy trình an toàn thực phẩm. Hiện nay, những quán ăn vỉa hè, thức ăn đương phố như các quán chân gà nướng, nem thính, tiết canh lòng lợn, bún đậu mắm tôm... rất mất vệ sinh.

Người ăn biết bẩn vẫn ăn, và ăn không phải vì đói mà đây trở thành tập quán, thói quen ăn chơi, sở thích của giới trẻ là thích ăn uống nơi vỉa hè đã làm tăng nguy cơ lây truyền nếu phát sinh vi khuẩn gây bệnh trên diện rộng.

E. coli sống ở nhiệt độ 7 độ C và chết ở nhiệt độ 70 độ C. Vì vậy, nếu thực phẩm được nấu chính đúng cách, vi khuẩn sẽ chết. Việc phòng tránh tốt nhất là chúng ta nên ăn chín uống sôi, không nên ăn đồ sống, tái và nên nấu ăn tại gia đình. Nếu bắt buộc phải ăn uống nơi công cộng, tập thể chúng ta nên xem xét đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, mùi hương lạ của thực phẩm, nguồn nước có bị ô nhiễm hay không.

Khi chế biến thức ăn, người chế biến cần phải vệ sinh tay bằng xà phòng và khử khuẩn các thực phẩm, nguồn nước trước khi chế biến thức ăn. Thức ăn sau khi được nấu chín cũng phải được bảo quản an toàn, tránh ruồi muỗi, các tác động ngoại cảnh chạm phải thức ăn đã chín mới đảm bảo không bị lây nhiễm vi khuẩn ecoli  và những loại vi khuẩn khác.

Phân loại thực phẩm chưa chế biến ra khỏi không gian để thực phẩm đã chế biến hoặc sơ chế. Nấu thức ăn với nhiệt độ đến mức tối thiểu là 71 độ C. Tránh các loại nước ép, sản phẩm sữa không tiệt trùng. Tránh dùng đồ uống từ nguồn nước bị ô nhiễm.

Dòng duối
Khuẩn E.coli O104:H4 được tìm thấy tại con suối này ở Frankfurt - Ảnh: thelocal.de

Biện pháp phòng tránh thứ hai là phải giữ vệ sinh bàn tay, bàn tay có thể tiếp xúc với ngoại cảnh, dụng chạm phải nguồn lây vi khuẩn, chế biến thực phẩm và đưa vào miệng. Cũng có trường hợp không ăn thức ăn nhưng có thói quen đưa tay vào miệng, cắn móng tay... mà vô tình đã đưa vi khuẩn vào cơ thể.

PV: Nếu xảy ra nguy cơ bùng phát đại dịch Ecoli cực độc thì có kịch bản đối phó với dịch bệnh này như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà: Hiện tại ở Việt Nam chưa xuất hiện chủng Ecoli cực độc có nguồn gốc từ Đức, nhưng nếu Việt Nam xuất hiện chủng Ecoli cực độc O104:H4 thì chúng ta cũng đủ sức đối phó. Chúng ta có khả năng nuôi cấy Ecoli từ máu hoặc phân, sau đó xác định gen.

Tìm chủng ecoli, xác định gen độc tố gì. Hoặc có thể dựa vào kết quả mẫu nghiên cứu của nước ngoài đã tìm thấy.

Sau đó có thể điều trị bằng kháng sinh, hồi sức, lọc máu, truyền máu, áp dụng một số phương pháp đã điều trị đối với một số bệnh do vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng trước đó.
  • thực hiện)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc