Vietnam Airlines đang múa kiếm?

07:56, Thứ bảy 23/04/2011

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) – Những động thái của Vietnam Airlines (VNA) sau 4 ngày sau khi xảy ra sự việc#160;dường như chỉ làm rối thêm#160;chuyện “hành khách Lê Minh Khương gây rối”.#160; Một số luồng dư luận đang có cảm giác rằng, VNA giống như một “cậu ấm đang múa kiếm” khi đưa ra những thông tin khá kì dị#160;về vụ việc này.

(Phunutoday) – Những động thái của Vietnam Airlines (VNA) sau 4 ngày sau khi xảy ra sự việc dường như chỉ làm rối thêm chuyện “hành khách Lê Minh Khương gây rối”.  Một số luồng dư luận đang có cảm giác rằng, VNA giống như một “cậu ấm đang múa kiếm” khi đưa ra những thông tin khá kì dị về vụ việc này. 

Nhiều chi tiết xộc xệch

Đầu tiên là thông cáo báo chí của VNA, trong đó có nêu: “Tiếp viên trưởng đã lập Biên bản vi phạm hành chính về hàng không, có xác nhận của Cơ trưởng chuyến bay và 03 hành khách ngồi tại khoang C này”.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi ảnh chụp của biên bản này được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng thì không hề thấy có chữ ký của cả Tiếp viên trưởng Trịnh Thị Hoa lẫn cơ trưởng Ivanov, càng không thấy có chữ ký của 3 hành khách ngồi tại khoang C. Biên bản lập ra chỉ có ghi duy nhất tên nhân chứng Hồng Sơn, nhưng phần ký tên lại không thấy chữ ký của nhân chứng Sơn đâu (!?)...

Không những thế, biên bản được in trên 2 trang giấy A4 rời, không hề có đóng dấu giáp lai. Mặt khác, ngoài nhân chứng Eileen Tan công khai danh tính với bản tường trình vô cùng “thú vị” và “đậm đà” về vụ việc với nội dung đầy bất lợi cho ông Lê Minh Khương, thì 2 nhân chứng còn lại chưa hề được VNA công khai danh tính.

Ý kiến của hành khách Eileen Tan cũng cố tình phản ánh sai bản chất của tình tiết ông Khương ngồi ở ghế trống trong khoang C theo yêu cầu của tiếp viên. 

vietnam-airlines_anhtrongbai.jpg
Dường như càng chứng minh mình đúng trong vụ "ông võ sư gây rối" thì hình ảnh của Vietnam Airlines càng xấu đi trong mắt khách hàng - ảnh minh họa.

Thứ hai là ông Lại Xuân Thanh - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam từng trả lời trên báo chí: “Lấy lại thẻ khi máy bay đã chuyển bánh là chuyện bất khả kháng”, thế mà trong một biên bản VNA đưa ra lại có ghi “đã trả cuống thẻ máy bay cho ông Khương”.

Một câu hỏi đặt ra là nhân viên mặt đất đã đưa cuống thẻ trả lên máy bay bằng cách nào? Chưa kể đến việc nội dung “đã trả cuống vé cho ông Khương” đang bị nghi là có dấu hiệu ghi chèn vào biên bản. Bản thân ông Khương cũng khẳng định trên báo Dân Việt (ngày 22/4) rằng, khi máy bay tiếp tục hành trình vào sân bay Tân Sơn Nhất, ông lên khoang C đòi lại cuống vé thì một tiếp viên trả lời ông là mất rồi và cho đến nay, ông chưa hề nhận được cuống vé này. 

Thứ ba là ngay sau khi sự việc xảy ra, hành khách Lê Minh Khương tố mình bị an ninh sân bay hành hung thì VNA “chối bay, chối biến” rằng an ninh sân bay không hề đánh nạn nhân mà chỉ áp giải. Nhưng sau đó, khi có thông tin ông Lê Minh Khương đi khám tại bệnh viện và có kết luận ông bị tổn hại sức khỏe, thậm chí rạn xương thì Cục Hàng không Việt Nam lại nói rằng do lực lượng an ninh buộc phải cưỡng chế - “khi đã buộc phải cưỡng chế, hành khách bị ảnh hưởng đến sức khỏe là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra” – ông Lại Xuân Thanh nói.

Đáng lẽ ra, ngay từ đầu, Cục Hàng không Việt Nam không nên có những phát biểu khách quan để dù chấn thương của hành khách Lê Minh Khương là nặng hay nhẹ thì cũng không gây bức xúc trong dư luận. 

Thứ tư là lúc đầu, VNA và các nhân chứng đứng về phía VNA ban đầu khẳng định rằng sự việc xảy ra ở khoang C và các hành khách ở khoang Y không theo dõi sự việc từ đầu nên không nắm được. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chính nhân chứng Eileen Tan và Phó đội trưởng đội an ninh cơ động Đỗ Anh Đào, người trực tiếp làm nhiệm vụ cưỡng chế hành khách Lê Minh Khương ra khỏi máy bay đêm 18/4 thì lại khẳng định sự việc xảy ra ở khoang Y.

Cùng với đó, ông Đỗ Anh Đào, ngày 22/4 đã trả lời báo chí rằng: “Tôi không khẳng định anh Khương có say rượu bia hay không, nhưng mùi men là có. Mấy anh em an ninh cũng xác định vậy”.

Chưa biết mùi men này có gây bất lợi cho ông Lê Minh Khương khi tranh biện sau này hay không nhưng giả sử những hành vi “gây rối” của  ông Khương là do ảnh hưởng của “mùi men” thì hẳn khi ông võ sư này bị các an ninh cưỡng chế trên máy bay, với kinh nghiệm của một HLV Taekwondo, hẳn ông khó mà kiểm soát được mình không ra vài đòn tự vệ, chứ không phải để yên cho nhân viên an ninh kéo lết mình trên sàn và kêu cứu Trần Lực và các hành khách trên khoang Y - như nhân chứng này chia sẻ.

“Đòn dằn mặt” 

Trong khi sự việc đang còn chưa được làm sáng tỏ thì như một đòn răn đe đối với hành khách Lê Minh Khương và dư luận, VNA đã tính đến chuyện từ chối vận chuyển hành khách này trên tất cả các chuyến bay hãng khai thác ở trong nước và quốc tế - “Trong một vài ngày tới, văn bản cấm bay sẽ chính thức được đưa ra” - ông Lê Hoàng Dũng, phát ngôn viên của Vietnam Airlines khẳng định. 


Là HLV trưởng đội tuyển Taekwondo Việt Nam và là trọng tài quốc tế, nếu bị cấm bay tuyệt đối trên tất cả các tuyến thì quả là một đòn gây khó dễ không nhỏ cho ông Lê Minh Khương khi đưa học trò đi thi đấu trên các đấu trường quốc tế, cũng như ra nước ngoài làm trọng tài.  Như vậy, hẳn ông Khương sẽ biết mình phải làm gì nếu không muốn bị cấm bay. 

Ngày 22/4/2011, 4 ngày sau khi vụ việc xảy ra, ông Lại Xuân Thanh - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam – cho biết: Ngay đêm xảy ra sự việc, khi Cảng vụ Hàng không miền Trung yêu ông Khương ở lại để giải quyết nhưng ông Khương đã bỏ đi và không hợp tác. Về việc này, ông Khương sẽ bị triệu tập trở lại Cảng vụ Hàng không miền Trung để xử lý vi phạm hành chính. Theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây trật tự trên máy bay, ông Khương có thể bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng. 

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng: Khi có tranh chấp xảy ra, nếu như VNA thấy hãng đã bị thiệt hại về vật chất, tinh thần hay uy tín, danh dự... do hành khách Lê Minh Khương gây ra, họ hoàn toàn có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, nếu hành khách Lê Minh Khương có bị phạt thì mức phạt sẽ do Tòa án phán quyết. 

Nhưng cho đến nay, đáp lại những tuyên bố của HLV Lê Minh Khương rằng ông sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng thì phía VNA chưa hề có phát biểu chính thức nào về việc sẽ kiện hành khách này hay không mà chỉ cân nhắc phạt hành chính theo quy định của Cục Hàng không (!?) – trong khi vụ việc còn chưa được làm sáng tỏ. Giả sử, trong vụ việc này, ông Lê Minh Khương hoàn toàn đúng thì Cục Hàng không căn cứ vào cái gì để xử phạt hành chính với ông? 

Sao chưa mở hộp đen? 

Nếu như mấu chốt làm nảy sinh vấn đề là chiếc cuống vé thì hiện nay, không ai biết nó ở đâu. Biên bản thì ghi là đã trả cho ông Khương, còn ông này thì sống chết cho rằng mình chưa bao giờ nhận được. Ngay cả tiếp viên hàng không trực tiếp nhận cuống vé của ông Khương và nói lại rằng đã làm mất chiếc cuống vé cũng từ chối viết cho ông mấy chữ làm bằng, để ông còn về báo cáo lại với kế toán cơ quan – như lời ông Khương phân trần. Nhân chứng của cả hai bên đều có những tường trình hết sức bất lợi cho đối phương còn tờ biên bản mà VNA đưa ra cũng thể hiện rõ là không có giá trị pháp lý. 

Trong khi dư luận chưa biết nên tin VNA hay tin HLV Lê Minh Khương vì bên nào cũng tỏ ra khá kiên quyết chứng minh là mình đúng thì có thông tin rằng chỉ cần mở hộp đen và công khai thông tin trong đó thì tất cả sẽ được giải quyết.

Nhưng vì sao VNA chưa cho mở hộp đen hoặc công bố băng ghi hình những sự việc diễn ra bên trong máy bay, kể từ khi nó bắt đầu cất cánh tại Nội Bài đến khi HLV Khương bị cưỡng chế ra khỏi máy bay, để minh oan cho mình, đồng thời làm bằng chứng cáo buộc ông Khương và các nhân chứng vu khống VNA (nếu đúng như vậy)? Có thông tin từ phía VNA nói rằng camera ghi hình trên máy bay đang trong thời gian bảo trì và dư luận lại đặt câu hỏi: Sao một thiết bị trên máy bay đang bảo trì mà máy bay lại được phép cất cánh? Đó là những điều hết sức khó hiểu. 

Tuy nhiên, những khó hiểu ấy sớm muộn cũng sẽ được giải đáp, nhưng dường như càng chứng minh mình đúng thì hình ảnh của VNA càng xấu đi trong mắt những khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng dịch vụ của hãng hàng không quốc gia này.

Thay vì liên tiếp đưa ra những bằng chứng và nhân chứng đầy mâu thuẫn để đôi co với dư luận trên từng bài báo, VNA lẽ ra nên chọn giải pháp "im lặng là vàng", chờ đến khi có thể đưa ra một thông cáo báo chí đầy tính thuyết phục. Nếu VNA sai, hãy dũng cảm xin lỗi.

Không có ngành dịch vụ nào lại không có lúc sơ suất với khách hàng, nhưng thay vì xử lý sự vụ một cách bình tĩnh và ôn hòa để tìm một giáp pháp ổn thỏa trong khi vụ việc chưa bị đẩy đi quá xa và chưa quá ầm ĩ thì những gì VNA đã  thể hiện xem ra thật thiếu chuyên nghiệp và nông nổi.

  • Trang Thu – Độc giả của Phunutoday

[links()]

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc