Vợ lớn vợ bé có cả, người đàn ông cố gắng chiều lòng cả 2 để rồi nhận lại cái kết đắng vô cùng

13:02, Thứ bảy 02/11/2019

( PHUNUTODAY ) - Vào thời phong kiến xưa, khi chế độ đa thê vẫn được chấp nhận, có một người đàn ông đã lấy 2 vợ: Vợ lớn ngang tầm tuổi ông, vợ nhỏ đáng tuổi con ông. Người chồng luôn cố gắng chiều lòng cả hai, để nhận lại kết cục đắng vô cùng.

Chiều lòng 2 bà vợ để rồi nhận lại kết cục cay đắng

Vào thời Pháp thuộc, khi chế độ đa thê vẫn được chấp nhận, có một người đàn ông đã lấy 2 vợ: Vợ lớn ngang tầm tuổi ông, vợ nhỏ đáng tuổi con ông. Dù khác biệt về tuổi tác và tính cách, nhưng họ vẫn cố gắng vun vén chu toàn cho gia đình, không để nảy sinh những mâu thuẫn nhỏ nhặt. Cho đến khi người đàn ông xuất hiện nhiều sợi tóc bạc.

838

Người vợ trẻ nhìn thấy vậy, bèn trộm nghĩ, chẳng mấy chốc chồng sẽ chẳng khác gì ông ngoại mình. Vậy nên,  mỗi buổi tối, khi chỉ có 2 người ở bên nhau, trong lúc chải đầu cho chồng, cô thường lén nhổ hết những sợi bạc này đi, giúp ông trông trẻ trung hơn.

Trong khi đó, người vợ lớn tuổi thấy mái tóc hoa râm của chồng thì mừng rỡ vô cùng. Lúc này bà cũng già rồi, muốn chồng phải "xứng đôi vừa lứa" khi đi ra ngoài.  Vì thế, mỗi buổi sáng, khi chải đầu cho chồng, bà lại nhổ hết những sợi tóc đen còn lại.

Cho đến một ngày kia, khi soi gương, người chồng hoảng hốt khi thấy đầu mình chẳng còn một sợi tóc.

Sống nhiều khi "dĩ hòa vi quý" là vô nghĩa

Trong tiếng Hán “Dĩ” được hiểu là “lấy”, xem trọng, đặt lên hàng đầu. “Hòa” tức là hòa thuận, hòa đồng. “Vi” tức là làm. “Quý” tức là sự quý giá. Như vậy, ta có thể hiểu “Dĩ hòa vi quý” tức là lấy hòa đồng, hòa thuận làm trọng trong mối quan hệ cư xử giữa con người với nhau. Tuy nhiên, "dĩ hòa vi quý" hoàn toàn khác với ba phải, nhu nhược, suy nghĩ quá nhiều cho người khác, dẫn đến bỏ bê, thậm chí "tự ngược đãi" chính bản thân mình.

839

Tuy nhiên, xưa nay nhiều người lại hiểu sai câu tục ngữ này theo hướng lệch lạc, áp dụng sai cách, để rồi tự rước họa vào người. Họ cam chịu, không dám đấu tranh bảo vệ sự đúng đắn, thậm chí chà đạp lên chính lợi ích của mình. Những trường hợp này không phải vì mục đích hòa hợp, giúp đôi bên cùng có lợi, mà là nhu nhược, yếu đuối, "gió chiều nào theo chiều ấy", khền nhân phẩm ngày càng hèn mọn. Nên nhớ dĩ hòa vi quý là làm cho mọi việc yên ổn, tốt đẹp chứ không phải là cam chịu, im lặng trước sai trái.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Xuân Quỳnh