Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về việc có tiếp tục cấm mang thai hộ để sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên theo nhiều ý kiến đưa ra thì nên cho phép “mang thai hộ”, nhưng lại cấm “đẻ thuê”." />

Vô lý như cho mang thai hộ mà cấm đẻ thuê!

05:48, Thứ hai 15/04/2013

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về việc có tiếp tục cấm mang thai hộ để sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên theo nhiều ý kiến đưa ra thì nên cho phép “mang thai hộ”, nhưng lại cấm “đẻ thuê”.

(Đời sống) - “Bản chất cũng là đẻ thuê hết, việc này nó phá vỡ các quan hệ truyền thống gia đình.  Nhờ vả cũng phải tiền hết”... – ĐBQH Đỗ Văn Đương nhận định.

[links()]
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về việc có tiếp tục cấm mang thai hộ để sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên theo nhiều ý kiến đưa ra thì nên cho phép “mang thai hộ”, nhưng lại cấm “đẻ thuê”. 
 
ĐB Đỗ Văn Đương
ĐB Đỗ Văn Đương

Trước sự việc này, ĐBQH Đỗ Văn Đương, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của QH cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị. Theo ĐB Đương, việc đẻ thuê hay mang thai hộ xuất phát từ thực tế có nhiều người phụ nữ không có khả năng mang thai, không thể sinh con được nhưng họ vẫn muốn có con nên mượn bụng của người khác có điều kiện mà được sự đồng ý, chấp thuận của người được nhờ vả. 
 
Ông nhận định, đẻ thuê và mang thai hộ khác nhau ở chỗ, mang thai hộ có thể là đẻ giúp, không lấy tiền, còn đẻ thuê thì người đi thuê đẻ sẽ phải mất một khoản tiền cho người mang thai. Một cái về tình cảm, một cái về kinh tế.
 
“Mang thai hộ và đẻ thuê là hai tên gọi khác nhau nhưng về bản chất lại giống nhau. Bản chất cũng là đẻ thuê hết, việc này nó phá vỡ các quan hệ truyền thống gia đình. Nhờ vả thường cũng có tiền bồi dưỡng. Khi mang thai người phụ nữ cũng phải giảm sức lao động, người đàn ông vì thế cũng phải có trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm bảo đảm sức khỏe cho người phụ nữ đó.
 
Đây là một vấn đề nhạy cảm, tế nhị bởi chúng ta đang duy trì chế độ một vợ một chồng, nòng cốt của hạnh phúc gia đình chính là việc sinh con sinh cái. Trong thực tế cuộc sống cũng có người vợ không đẻ được lại cho chồng đi quan hệ với người khác để kiếm con nối dõi tông đường. Nếu không cẩn thận nhiều người lợi dụng cái này để quan hệ lung tung, dẫn đến vi phạm chế độ một vợ một chồng theo quy định của luật Hôn nhân & Gia đình, gây ra mất trật tự xã hội. 
 
Cái này thuộc phạm trù vừa đạo đức, vừa là pháp luật. Vậy mà pháp luật lại đề ra một cái trong lúc các phạm trù đạo đức Á đông, đặc biệt là chúng ta còn đang rất nặng nề, có quan niệm sinh đẻ nó đã ảnh hưởng bởi những quan hệ xã hội khác nằm trong phạm trù trên thì phải cân nhắc.
 
Tôi không đồng ý cho phép mang thai hộ. Pháp luật không cấm nhưng pháp luật cũng không nên tuyên bố rằng cần phải đưa ra quy định cho phép mang thai hộ như thế. 
 
Ở một số nước cũng có hình thức đẻ thuê, đấy là một hình thức đầu nậu, chăn dắt kiếm tiền trên thân xác của người phụ nữ. Thậm chí có hẳn cả một công ty đẻ thuê, tập hợp nhiều loại đàn bà, phụ nữ mãi dâm xong rồi thực hiện cả chuyện đó nữa. Đó là chuyện có vi phạm về đạo đức, và cũng làm xáo trộn các quan hệ lành mạnh trong xã hội, đặc biệt là quan hệ hôn nhân và trật tự xã hội” - ĐB Đỗ Văn Đương phân tích.
 
Đồng quan điểm cho rằng việc mang thai hộ và đẻ thuê chỉ là sự đánh tráo khái niệm, luật sư Nguyễn Văn Quang, Giám đốc công ty Luật Hợp danh lý giải:
 
“Ví dụ người ta bảo không đẻ thuê, không được thuê mang thai hộ nhưng mang thai hộ vẫn có những khoản thù lao. Nghĩa là là tôi không bán hàng nhưng thù lao vẫn là như thế. Tôi cho rằng kể cả người thân, người nhà người ta mang thai hộ rất vất vả trong 9 tháng 10 ngày, họ xứng đáng được hưởng một khoản nào đó được gọi là bồi dưỡng, trả tiền công hay gọi là cái gì cũng được, vẫn là vật chất, vẫn là như nhau cả thôi.
 
Mang thai hộ và đẻ thuê cùng một bản chất, chỉ có cách gọi tên là khác nhau thôi. Nếu cho phép mang thai hộ mà cấm đẻ thuê thì đó là sự vô lý, đó chính là sự bất cập của pháp luật. Tuy nhiên, tôi tán thành việc cho phép mang thai hộ. Chúng tôi là luật sư tham gia nhiều vụ án cũng chỉ vì người phụ nữ không đẻ được con, không bỏ được gia đình của mình mà cũng không nhờ được người mang thai hộ dẫn đến rất nhiều bi kịch.
 
Chính vì thế mà việc mang thai hộ cũng nên được phép trong những điều kiện nhất định. Chỉ có điều, mình phải có những biện pháp quản lý làm sao tránh việc thương mại hóa việc mang thai hộ”. – Luật sư Quang nói.
 
  • Khánh Trung
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc