Vợ nhà báo Hoàng Hùng: Vẫn chưa hết hoảng loạn và bất ổn!

17:01, Thứ tư 09/03/2011

( PHUNUTODAY ) - (PNamp;ĐS) - Đã 20 ngày ra đầu thú (20/2/2011), dù đã từng bước khai nhận về hành vi đốt chồng, nhưng tâm trạng bà Liễu vẫn rất hoảng loạn, bất ổn.

(PN&ĐS) - Đã 20 ngày kể từ ngày quyết định ra đầu thú (20/2/2011), dù đã từng bước khai nhận và vụ việc đang dần được sáng tỏ, nhưng tâm trạng bà Liễu vẫn rất hoảng loạn.
Sự bất ổn không thể giấu diếm

Ngày 20/2, sau một thời gian quanh co chối tội, bà Liễu đến cơ quan công an đầu thú với tình trạng kiệt sức và tinh thần hoảng loạn.

Trước đó, theo bà Trần Thúy Loan, chị gái bà Liễu thì khi dư luận bắt đầu đặt ra nghi vấn về việc bà Liễu là hung thủ giết hại chồng thì gia đình bà Liễu vẫn thường xuyên dò hỏi thái độ của bà Liễu. Nhưng bị bà Liễu phản ứng lại môt cách gay gắt, một mực nói không liên quan gì đến cái chết của chồng.

Tuy nhiên, trước ngày 20/ 02,  thái độ bà Liễu bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi đáng kể. Sau mỗi ngày làm việc tại cơ quan điều tra, bà Liễu đều trở về nhà trong tình trạng mệt mỏi, suy sụp. Có những lần về, bà đứng trước bàn thờ, nhìn di ảnh chồng rồi lần rần khấn vái gì đó không rõ. Vài ngày trở lại đây, bà Liễu thường xuyên bỏ bữa rồi nằm lên giường, trùm chăn kín mít, không nói chuyện với người nhà. Có những lúc bà lại khóc nhưng không nói rõ lý do tại sao.

Chiều ngày 20/02, sau khi trở về từ cơ quan điều tra, bà Liễu ở trong trạng thái khủng hoảng không bao giờ hết. Bà bỏ bữa cơm chiều rồi lên giường nằm khóc, người nhà hỏi gì cũng không nói. Rồi bà gọi con gái đến ôm ấp, nghẹn ngào nói: “Mẹ khổ quá các con ơi”, và sau đó còn đòi tự tử. Khiến gia đình phải rất vất vả mới khuyên can được.

Tối hôm đó, nhà báo Nguyễn Phấn Đấu (vừa là đồng nghiệp, vừa là bạn thân của nhà báo Hoàng Hùng) đến nhà, thắp hương cho cố nhà báo Hoàng Hùng, thì câu chuyện mới dần được làm sáng tỏ.

Mô tả ảnh.
Nỗi đau của bà Liễu (đứng giữa) ngày đưa tang chồng. (Ảnh: TT online)
 Bà Liễu đã ra tiếp anh với đôi mắt đỏ ngầu, dáng vẻ tiều tụy như không còn chút sức lực nào. Bà cũng không tập trung nói chuyện, mà thỉnh thoảng lại thần người ra như người mất hồn. Đặc biệt, có lúc có cuộc điện thoại, bà Liễu đã nhờ một người giải quyết chuyện đất đai qua điện thoại, giúp bà thu xếp tiền trả nợ, phòng “có chuyện gì không hay xảy ra” với mình. Có lẽ, từ thời điểm đó, bà Liễu đã quyết tâm ra đầu thú.

Hoảng loạn trước giờ thú tội

Khi nhận thấy những bất ổn rõ ràng của bà Liễu, nhà báo Phấn Đấu đã cố hết sức gợi chuyện, khuyên nhủ bà Liễu, động viên bà ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật, hi vọng sẽ sớm đến ngày trở về đoàn tụ với con cái. Bà Trần Thúy Loan cũng động viên em gái: ‘Em đừng suy nghĩ nông nổi, dại dột. Nếu em trót làm chuyện gì sai trái thì chị sẽ đưa em đi đầu thú. Em đi vài năm rồi lại về nhà với các con. Chị và gia đình sẽ nuôi các cháu trong thời gian em đi vắng”.

Khi nghe đến đây, bà Liễu ôm mặt khóc nức nở. Sau đó bà gọi các con ra, dặn dò từng việc nhỏ: hai chị em phải đùm bọc nhau nghen; Con là chị gái lớn thì phải chăm sóc em nghe con; Các con phải bảo ban nhau học hành tốt; Các con đừng giận mẹ, hãy tha thứ cho mẹ.

Sau khi dặn dò con cái, bà Liễu thay quần áo rồi lấy tinh thần đến cơ quan điều tra đầu thú. Giây phút cuối trước khi rời khỏi nhà, bà Liễu đã ôm lấy chị gái và các con khóc nức nở.

Biết tinh thần bà Liễu đang khủng hoảng nặng nề, nên bà Thúy Loan và nhà báo Phấn Đấu đã thống nhất với nhau cùng đưa bà Liễu đi đầu thú. Trên đường đi, bà Liễu luôn miệng nói với chị gái mình rằng: “Chị đưa em đi đầu thú nhé”. Có lẽ câu nói này được nói ra trong tình trạng vô thức và sự hối hận về tội lỗi mà mình đã gây ra.

Trước khi đến cơ quan điều tra, bà Thúy Liễu đã nhờ nhà báo Phấn Đấu và chị gái đưa sang nhà người chị Hai để gửi gắm, nhờ chăm sóc hai đứa con gái. Bà Liễu cùng nhờ chị gái tạ tội với cha già, với mẹ chồng và với anh chị trong gia đình. Trên đường đi đến cơ quan điều tra, bà tỏ ra rất bấn loạn, mất bình tĩnh. Tuy nhiên, khi chuẩn bị bước vào cổng cơ quan điều tra, thú nhận tội lỗi của mình, bà Liễu có phần bình tĩnh hơn vì đã xác định trước việc mình đã gây ra tội thì buộc phải đền tội.

Nhưng, việc lấy lời khai với bà Liễu lúc đầu diễn ra hết sức khó khăn. Bà Liễu liên tục khóc và tiếp tục đòi tự tử. Khi được nghe hỏi về việc gây ra cái chết của chồng, bà Liễu càng khóc nhiều hơn, thể hiện rõ sự suy sụp và khủng hoảng. Lo sợ việc tinh thần bà Liễu diễn biến theo chiều hướng ngày càng xấu, cơ quan CSDT đã hạn chế việc lấy lời khai của bà, để bà có thời gian trấn tĩnh, ổn định tinh thần. Để ngăn chặn việc bà Liễu có thể tự tử trong lúc suy nghĩ không tỉnh táo, các cán bộ điều tra phải thay nhau cắt cử người trông nom.
  • Diễm Quỳnh
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc