Tiền lương sau cải cách có thể lên mức hơn 33 triệu đồng?

( PHUNUTODAY ) - Lương công chức sau khi thông quá một trong những phương án cải cách tiền lương đang trình Chính phủ có thể đạt mức 33.4 triệu đồng/tháng.

Việt Nam đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương công chức, viên chức vào các năm 1960, 1985, 1993 và 2004. Tính từ tháng 12-1993 đến nay, mức lương cơ sở đã điều chỉnh 14 lần, từ 120.000 đồng lên 1,3 triệu đồng/tháng, tăng 10,83 lần, trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5,9 lần.

Trong quan hệ tiền lương hiện nay, mức lương thấp nhất đối với nhân viên phục vụ bậc 1 là 1,3 triệu đồng (mức lương cơ sở), mức trung bình của cán bộ, công chức, viên chức chỉ đạt 3,042 triệu đồng (hệ số 2,34) và mức cao nhất như Chủ tịch nước, Tổng Bí thư cũng chỉ là 16,9 triệu đồng (hệ số 13). Theo bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước, lương Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ là 16,25 triệu đồng (hệ số 12,5).

Dự kiến mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức năm 2021 là 4,14 triệu đồng/tháng

Dự kiến mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức năm 2021 là 4,14 triệu đồng/tháng

Ban cán sự Đảng Chính phủ vừa trình đề án cải cách chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Phương án tăng lương cụ thể cho khối cán bộ, công chức đã được nêu rõ để xin ý kiến Trung ương quyết định.

Dự kiến mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức năm 2021 là 4,14 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, đề án cũng sẽ cải cách mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức lương cụ thể trong hệ thống bảng lương. Ban cán sự Đảng Chính phủ trình 2 phương án.

Phương án 1, mở rộng quan hệ lương 1 - 2,34 - 10 như hiện nay lên 1 - 2,68 - 12 (lương 12 bậc, bậc cơ bản là 2,68) từ năm 2021. Theo đó mức lương thấp nhất của công chức, viên chức trong bảng lương mới (tương ứng 1,86 trong bảng lương hiện hành) là 4,14 triệu đồng.

Như vậy, mức lương của chuyên viên bậc 1 (tương ứng hệ số 2,34 cho trình độ đại học hiện nay) sẽ được tăng lên mức 5,96 triệu đồng. Số này tương ứng mức tăng 27,4% so với năm 2020 (vì từ nay đến 2020, mỗi năm lương cơ bản tăng 5%). Con số này cũng tăng gần gấp đôi mức 3,25 triệu đồng hiện nay.

Mức lương của chuyên gia cao cấp bậc 3 (tương ứng với hệ số 10 trong bảng lương hiện hành) là 26,7 triệu đồng (hiện nay chỉ 13,9 triệu đồng).

Theo một trong 2 phương án, mức lương chuyên gia cao cấp bậc 3 là 33,4 triệu đồng, có thể tăng gấp 3 lần hiện nay.

Theo một trong 2 phương án, mức lương chuyên gia cao cấp bậc 3 là 33,4 triệu đồng, có thể tăng gấp 3 lần hiện nay.

Phương án 2, mở rộng quan hệ tiền lương 1 - 2,34 - 10 hiện hành được mở rộng lên 1 - 3 - 15 từ năm 2021, mức lương thấp nhất vẫn là 4,14 triệu đồng.

Theo đó, chuyên viên bậc 1 sẽ có lương 6,68 triệu đồng, tăng 42,7% so với năm 2020 và gấp đôi hiện nay. Mức lương chuyên gia cao cấp bậc 3 sẽ nhận tương đương với hệ số 10, tương ứng lương là 33,4 triệu đồng. Như vậy, mức lương chuyên gia cao cấp có thể tăng gấp 3 lần hiện nay.

Cách trả lương theo cấp bậc, vị trí việc làm này được kỳ vọng giải quyết được các bất hợp lý hiện nay đối với chính sách tiền lương là cào bằng, không kích thích được lao động sáng tạo, không kiểm soát được thu nhập ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Chế độ tiền lương mới cũng có thể khắc phục được một bất cập hiện nay là quá nhiều phụ cấp. Với chế độ mới, tiền lương sẽ là chính, phụ cấp chỉ chiếm phần nhỏ. Cơ chế tiền thưởng theo vị trí việc làm, hiệu quả công việc cũng sẽ tạo ra quyền chủ động của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong chi trả tiền lương.

Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, mục tiêu của cải cách chính sách tiền lương nhằm đảm bảo đó là thu nhập chính bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động.

Hiện đề án vẫn đang được Trung ương xem xét và dự kiến biểu quyết thông qua vào ngày 12/5.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn