Xét lại trận đại hồng thủy Noe

07:53, Thứ sáu 26/08/2011

( PHUNUTODAY ) - Do câu chuyện về nạn hồng thủy Noe cũng có nhiều nội dung giống như trong Gilgamesh nên điều này cũng chứng tỏ cơn đại hồng thủy trong Kinh Thánh cũng xảy ra trước đó.

(Phunutoday)-Do câu chuyện về nạn hồng thủy Noe cũng có nhiều nội dung giống như trong Gilgamesh nên điều này cũng chứng tỏ cơn đại hồng thủy trong Kinh Thánh cũng xảy ra trước đó.
[links()] 

a
Cơn đại hồng thủy theo giả thuyết của Leonard Woolley: Mặt cắt dọc của "hồ F" nổi tiếng tại Ur ở Lưỡng Hà bắc qua khoảng 3000 năm sinh sống của con người từ thời Ubaid cho đến những triều đại lớn trong thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên. Lớp bùn của đại hồng thủy ở mặt đáy phân tách thời kỳ Ubaid bị giới hạn phía trên bởi mực nước biển cao nhất thời kỳ hậu Băng Hà và phía dưới mực nước biển hiện tại, cho thấy là nó đã bị biển làm lắng xuống (phỏng theo, với sự chấp thuận của Bảo tàng Anh, từ nguyên bản)
b
Trài theo thời gian:  Những quan điểm khác nhau về niên đại của Lưỡng Hà và cơn đại hồng thủy được thể hiện trong "hố F" của ngài Leonard Woolley. Không ai tranh cãi về các mốc thời gian trong khoảng từ 3500 trước Công nguyên cho đến năm 2500 trước Công nguyên. Tuy nhiên, khoảng thời gian ngắn diễn ra đại hồng thủy theo giả định của Woolley không bảo đảm đủ thời gian cho các triều đại kéo dài sau lũ tích là Erech và Kish. Một trận hồng thủy kéo dài và bao phủ khu vực "hố F" trong phần lớn thời kỳ Ubaid giải đáp được vấn đề này và lùi thời gian bắt đầu trận hồng thủy khoảng 2000 năm.

Các nhà khảo cổ đã bàn luận rất nhiều về các thời kỳ tiền sử và sơ sử của Lưỡng Hà. Về vấn đề này, họ đã tham khảo một nghiên cứu về các văn tự dùng chữ hình nêm của các thời đại sau. Thật ngạc nhiên là một sự kiện có sức tàn phá khủng khiếp và được mô tả chi tiết như trận đại hồng thủy này lại gây nhiều tranh cãi trong các học giả về tính chất xác thực của nó, chứ chưa nói đến là năm tháng nó xảy ra.

 

Điều này xuất phát từ một trong những nguyên nhân là các nhà khảo cổ học có thể đã xem xét nhầm một trận lũ thuộc kiểu dạng khác, tức là trận lũ sông theo mùa chứ không phải cơn đại hồng thủy biển. Hoặc có thể là khi những câu hỏi về vấn đề mới được nêu lên, người ta còn thiếu những hiểu biết và những công cụ cần thiết về địa chất và hải dương học.

Lớp bùn mà Woolley phát hiện ra tại Ur đã phân tách thời kỳ Ubaidian tiền Sumer ra khỏi thời kỳ Sumer của khu vực Uruk và Jemdat-Nasr. Dưới lớp bùn dày 3-4 mét tại Ur, Woolley không tìm thấy dấu vết của nghề luyện kim. Tuy nhiên, ngay phía trên, ông tìm thấy những mảnh vỡ bằng đồng nằm sâu trong lớp trên cùng và những bằng chứng về các di vật cuối cùng của người Ubaidian cổ. Do đó, Woolley cho rằng, thời gian kiến tạo địa tầng của lớp bùn này trùng với bảng niên đại trong các Danh sách của Hoàng đế Sumer được khắc trên các bảng gỗ bằng chữ nêm.

Những biên niên sử này đều xem cơn đại hồng thủy là một sự kiện lớn xảy ra trước các triều đại của người Kish, Erech và Ur. Do đó, theo những ghi chép bằng chữ nêm và bằng chứng khảo cổ học, trận lũ này đánh dấu sự sụp đổ của thời kỳ Đồ Đá Mới hậu kỳ của người Ubaidian và báo hiệu sự ra đời của nền văn minh đô thị đầu tiên của người Sumer ở vùng Cận Đông cổ xưa. Kết luận về mặt khảo cổ học của Woolley cho rằng bùn đã phân tách thời kỳ Đồ Đá Mới với thời đại Kim khí. Kết luận này là một đặc điểm quan trọng trong tuyên bố của Woolley và đã khuấy lên trí tưởng tượng lúc đương thời.

Nhưng ngay sau đó, tranh cãi nổ ra. Hai ngày sau khi Woolley đưa ra công bố của mình, một đồng nghiệp của ông tên là Langdon cũng tuyên bố rằng bằng chứng về một cơn đại hồng thủy tương tự xảy ra muộn hơn (2600 năm trước Công nguyên) đã được tìm thấy tại Kish vào năm trước. Các đồng nghiệp của Woolley cũng bày tỏ nghi ngờ về tính chất của mỏ bùn, Đáp lại, Woolley cũng bác bỏ lập luận cho rằng cơn hồng thủy Kish chính là cơn đại hồng thủy Utnapishtim vì những lý do về niên đại. Ông còn tiến hành các biện pháp để phân tích mỏ bùn mà ông phát hiện. Và cuộc tranh cãi được khuấy lên nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề.

Vào thời điểm đó, lập luận thuyết phục nhất của Woolley để phản đối cơn đại hồng thủy do Langdon nêu ra chính là vấn đề niên đại. Woolley tham chiếu đến thiên sử thi Gilgamesh trong các ấn triện được khai quật từ nghĩa trang hoàng gia Ur để xác định tính cổ xưa của trận đại hồng thủy huyền thoại Gilgamesh là thiên sử thi đầu tiên được viết thành văn và nó cũng là nguồn gốc của câu chuyện về đại hồng thủy Utnapishtim.  Và nhiều người cho rằng, trận đại hồng thủy trong Kinh Thánh là xuất phát từ thiên sử thi này. Nghĩa trang Hoàng gia Ur, nơi tìm thấy các ấn triện, ra đời trước trận hồng thủy mà Langdon nêu ra. Và theo logic, điều này bác bỏ lập luận cho rằng trận hồng thủy Kish có thể chính là cơn đại hồng thủy Utnapishtim. Do câu chuyện về nạn hồng thủy Noe cũng có nhiều nội dung giống như trong Gilgamesh nên điều này cũng chứng tỏ cơn đại hồng thủy trong Kinh Thánh cũng xảy ra trước đó.

Các nhà khảo cổ học khác cũng không đồng ý với tuyên bố của Woolley rằng ông đã xác định được đại hồng thủy Noe. Một trong những người đó là chồng của văn sĩ nổi tiếng Agatha Chritstie, Max Mallowan. Ông là người có mặt trong tất cả các cuộc khai quật trước đó tại Ur. Sau khi Woolley mất, Max Mallowan đã trở lại với câu hỏi đã được nêu ra cách đó 35 năm trong bài báo có tên “Xem xét lại trận đại hồng thủy Noe”. Mallowan đồng ý với Wooley rằng trong lịch sử cũng tồn tại những câu chuyện tương tự như câu chuyện về cơn đại hồng thủy Utnapishtim.

Ông cho rằng thiên sử thi Gilgamesh là chìa khóa để xác định niên đại của cơn đại hồng thủy, nhưng là vì những lý do khác nhau. Gilgamesh, Hoàng đế xứ Uruk, đã đi thăm vị vua già Utnapishtim để hỏi ông về sự bất tử. Vua Utnapishtim kể cho Gilgamesh câu chuyện về đại hồng thủy đã nhấn chìm thế giới mà trong đó ông là người sống sót. Sau thử thách đó, ông đã được trời ban cho sự bất tử và sống ẩn dật ở Phương Đông. Thông qua câu chuyện của thiên sử thi và một số phỏng đoán, Mallowan đã xem Gilgamesh là một nhân vật lịch sử sống khoảng vào năm 2600 trước Công nguyên, còn trận lũ Utnapishtim xảy ra vào năm 2900 trước Công nguyên.

Những dấu vết về những trận lũ sông trùng hợp với mốc thời gian này được tìm thấy ở Kish và Fara nhưng không có ở Ur. Tuy nhiên, những trận lũ này có cường độ và quy mô thấp hơn nhiều so với hai trận lũ giả thuyết mà Woolley và Langdon đưa ra.

Mallowan cũng đồng ý với lý do mà Woolley nêu lên để bác bỏ trận hồng thủy Kish của Langdon vì nó diễn ra muộn hơn và do đó nó không phải là trận hồng thủy mà Utnapishtim đã mô tả. Dựa trên kết quả diễn giải văn tự của mình về những niên đại cuộc đời của Gilgamesh. Mallowan bác bỏ quan điểm của Woolley về trận hồng thủy Ur và cho rằng nó diễn ra quá sớm đối với một nhân vật nửa huyền thoại như vậy. Xét từ góc độ bằng chứng, lập luận của Mallowan dường như không có cơ sở chắc chắn như của Woolley.

Woolley sử dụng cơ sở địa tầng học để xác định niên đại của các sự kiện trong câu chuyện, còn Mallowan lại làm ngược lại bằng cách sử dụng những bằng chứng từ các văn tự để cổ xác định địa tầng của trận lũ. Mallowan thừa nhận rằng nội dung có tính tai biến, tức là sự phá hủy của nền văn minh, có thể bị mất đi từ sự kiện lịch sử này. Do đó, cách tiếp cận của ông dường như đã bỏ qua đặc trưng phổ biến nhất của hệ thống các huyền thoại về đại hồng thủy ở Cận Đông. Và bất luận như thế nào đi chăng nữa, điều đó đã làm giảm ý nghĩa liên quan của toàn bộ câu hỏi đã nêu ra.

  • Stephen Oppenhemer
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc