Cách đây ba năm, con tôi học lớp 12 ở một trường trung học tại Indiana, Mỹ. Trong một dịp lễ hội đã có kẻ trộm vào trường và lấy cắp một số đồ dùng của học sinh, trong đó có chiếc máy ảnh mini của con tôi. Sau khi nhà trường biết sự việc đã báo cáo cho cảnh sát vào cuộc. Một tháng sau thì chúng tôi được biết tên trộm đã bị bắt và các học sinh phải kê khai giá trị của các món đồ đã mất để làm thủ tục buộc tên tội phạm hoàn trả. Trị giá chiếc máy ảnh lúc đó chỉ khoảng 100 USD, chúng tôi cũng không quá bận tâm về chuyện này. Tuy nhiên khi con tôi trở về Việt Nam, chúng tôi vẫn thường xuyên nhận được thông tin về diễn biến sự việc đã và đang được giải quyết đến đâu. Và mới đây, ngày 12.8.2015, sau ba năm, nay con tôi đã vào năm thứ ba đại học ở một tiểu bang khác, chúng tôi lại nhận được thông tin từ gia đình người đỡ đầu của cháu: cảnh sát đã chuyển tiền bồi hoàn và lời xin lỗi của tên trộm đến cháu. Kết quả này có được là do nhà trường và người đỡ đầu của cháu đã kiên trì theo đuổi và nhắc nhở cảnh sát không được quên, vì cháu là học sinh thuộc diện trao đổi văn hóa.
Một trong hàng trăm bạn trẻ đã tới mua ảnh để giúp đỡ hai khách du lịch nước ngoài bị cướp giật hết tiền bạc, giấy tờ tại TP.HCM. Anh Yan Kit Kay (áo đỏ) sau đó đã xúc động nói: 'Người Việt Nam thật tốt' - Ảnh: Trí Quang |
Nước Mỹ cũng có ăn trộm đó thôi! Những người được xem là làm mất thể diện quốc gia ở đâu cũng có. Nhưng cách hành xử của nhà trường và những người dân tốt bụng đã âm thầm, kiên trì đòi lại cái họ bị mất, và chứng minh rằng “quốc thể” phải được bảo vệ từ những việc rất nhỏ, từ những người dân bình thường, và những điều đó diễn ra hằng ngày như một việc hiển nhiên, chứ không có gì là to tát.
Còn ta thì sao, gần đây nhiều câu chuyện về “quốc thể “ được đăng đầy trên các báo, các mạng xã hội với đủ các lời chê bai, trách móc, cạnh khóe, lên án… và chỉ dừng lại ở đó rồi ngậm ngùi, tủi thân vì mình là người Việt Nam, sau đó lại đi vào quên lãng! Phải chăng, chúng ta thiếu thể chế, thiếu quyết tâm và cứng rắn để trừng trị nghiêm minh những người làm nhục quốc thể? Chúng ta có nhiều cơ hội để lấy lại thể diện quốc gia hay không? Tôi tin là có vì những người tốt vẫn là số đông! Có điều, chúng ta có muốn làm hay không?
Hai ngày trước, khi con tôi quá cảnh ở sân bay Logan, Boston, đang rất mệt mỏi vì chuyến bay dài, lúng túng với đống hành lý phải chuyển từ ga quốc tế sang quốc nội để nối chuyến bay tiếp đến California với thời gian eo hẹp thì một phụ nữ Mỹ ra sân bay đón ba đứa con nhỏ trở về từ chuyến du lịch Mexico nhìn thấy vẻ lo lắng của con tôi đã nhiệt tình cho đi nhờ xe đến nơi , và còn không quên bỏ tiền vào xe đẩy để giúp cháu thuận tiện vào quầy làm check-in. Cháu vô cùng biết ơn người mẹ tốt bụng đó và không biết có dịp nào được gặp lại trả ơn. Những chuyện này cháu nói rằng rất hiếm thấy ở Việt Nam.
Gần đây, nhiều câu chuyện về “quốc thể“ được đăng đầy trên các báo, mạng xã hội với đủ các lời chê bai, trách móc, cạnh khóe, lên án… và chỉ dừng lại ở đó rồi ngậm ngùi, tủi thân vì mình là người Việt nam, sau đó lại đi vào quên lãng! Phải chăng, chúng ta thiếu thể chế, thiếu quyết tâm và cứng rắn để trừng trị nghiêm minh những người làm nhục quốc thể? Chúng ta có nhiều cơ hội để lấy lại thể diện quốc gia hay ko? Tôi tin là có vì những người tốt vẫn là số đông. Có điều, chúng ta có muốn làm hay không? |
Tình yêu nước Mỹ sẽ lớn dần trong cháu qua những điều nho nhỏ đó, làm tôi hoang mang và lo sợ niềm tự hào và tình yêu nước Việt sẽ nhỏ dần đi! Tôi đã nói với con rằng, những chuyện như thế ở Việt Nam cũng rất nhiều chỉ vì con chưa được dịp chứng kiến, mẹ, bạn bè người thân của con cũng đã và sẽ làm những điều tương tự… Hãy vững tin vào tình yêu nước Việt và niềm tự hào dân tộc!
Hứa với con rồi mà lòng vẫn chưa yên vì không biết điều đó có được bao nhiêu người đồng tình và ủng hộ!
*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người làm báo tại TP.HCM.
Thời “anh hùng bàn phím” - kẻ sát nhân giấu mặt Vì những phát xét lạnh lùng, cay nghiệt của “anh hùng bàn phím”, có người đã phải tìm đến cái chết. |