Bạn ghét công việc của mình
Chẳng ai muốn nghe bạn than vãn rằng bạn ghét công việc của mình như thế nào. Điều đó cho thấy bạn là người tiêu cực, không phải một thành viên tốt của nhóm và sẽ làm giảm tinh thần.
Sếp sẽ rất nhanh nhạy trong việc tìm ra ai là thủ phạm khiến tinh thần đi xuống và cũng biết rằng luôn có các ứng viên đầy nhiệt huyết đang chờ đợi bên ngoài.
Bạn cho rằng một người nào đó không đủ năng lực
Tại công sở luôn có những người năng lực yếu và thông thường mọi người đều biết đó là ai. Nếu bạn không thể giúp họ cải thiện hay không có quyền sa thải họ, bạn cũng chả được gì khi “buôn dưa lê” về sự yếu kém của họ.
Việc bô bô về sự yếu kém của đồng nghiệp khiến cho hình ảnh của bạn xấu đi. Điều này cũng sẽ khiến bạn bị ám ảnh về những nhận xét tiêu cực của đồng nghiệp về mình.
Lương của mình và đồng nghiệp
Lương là điều tế nhị mà rất ít người muốn nhắc tới. Thậm chí có người còn dấu kín, không muốn nói ra cho bạn biết. Vì thế, bạn nên nhớ đừng bao giờ hỏi đồng nghiệp lương thưởng họ là bao nhiêu nhé!
Ngoài ra, việc trả lương cho nhân viên không bao giờ công bằng tuyệt đối. Vì vậy, việc bạn tiết lộ mức lương của mình cho đồng nghiệp sẽ khiến họ so sánh.
Ngay khi mọi người biết về lương của bạn, mọi thứ bạn làm đều bị đem ra cân đo đong đếm với mức thu nhập đó. Việc "buôn dưa lê" chuyện lương lậu với đồng nghiệp cũng khá thú vị nhưng ngay sau khi làm vậy, bạn và anh/chị ta sẽ còn đi cùng đường nữa.
Bạn đang tìm việc khác
Chia sẻ rằng bạn đang tìm việc cũng gây ra hậu quả tương tự như đùa quá trớn. Khi tiết lộ rằng mình đang chuẩn bị nghỉ việc, đột nhiên bạn sẽ trở thành kẻ gây lãng phí thời gian của người khác. Cũng có thể bạn sẽ không tìm được việc mới, vì vậy tốt nhất nên đợi đến khi tìm được rồi mới chia sẻ với mọi người.
Chê bai gầy - béo
Sẽ chẳng có ai thích bị nói rằng mình quá gầy hay quá béo. Dù bạn vô tư đùa rằng “dạo này cậu đang tăng cân rồi”, “ừ tớ thấy không béo lắm đâu” họ vẫn cảm thấy buồn và mất tự tin khi nghe những lời như vậy. Vì thế, những vấn đề nhạy cảm như vậy, bạn đừng bàn luận mà nên tránh nói đến nhé!
Nói xấu sếp
Dù bạn có hài lòng hay không hài lòng về sếp thì cũng không nên nói điều này với đồng nghiệp. Bởi điều đó chỉ khiến cho câu chuyện giữa hai người trở nên căng thẳng. Thêm vào đó, với những đồng nghiệp nghiêm túc, không thích nói đến những vấn đề nhạy cảm họ sẽ tỏ thái độ và cho rằng bạn đang “buôn chuyện” với họ.
Quá khứ đồng nghiệp
Mỗi người đều có một quá khứ với những niềm vui, kỷ niệm khác nhau. Bạn cùng làm việc với ai đó, nhưng chắc gì bạn đã hiểu hết được về họ. Khi bạn tò mò, muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về họ, bạn nên bắt đầu từ những câu chuyện bình thường giản đơn. Chớ nên hỏi thẳng về quá khứ mà họ từng trải qua.
Đôi khi sự quan tâm của bạn khiến họ cảm thấy khó chịu và cho rằng bạn là người hay tọc mạch hoặc coi thường họ.
Nói chuyện riêng tư
Trao đổi giao tiếp nơi công sở là điều cần thiết. Nhưng trong cuộc sống không phải chuyện gì cũng đem nói với đồng nghiệp. Đôi khi những thông tin đó sẽ bị nhiều người hiểu theo hướng sai lệch và dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Vì thế, nếu bạn cần sự giúp đỡ hãy chọn những người bạn tốt đáng tin cậy để trao đổi tâm tư nguyện vọng. Bởi những người đó sẽ luôn biết cách giữ “bí mật” cho câu chuyện của bạn an toàn hơn.
Tự nhận mình là số 1
Nếu thật sự bạn là một người tài năng, bạn hãy thể hiện điều đó bằng sự nỗ lực cố gắng trong công việc. Thành tích cao là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó và ai cũng nhận thấy. Lúc đó, bạn không cần phải “khoe” mà ai cũng “ghi nhận” rằng bạn là người có năng lực nổi trội.
Còn nếu bạn lúc nào cũng vỗ ngực cho rằng mình giỏi, nhưng chẳng có sự cố gắng, bạn chỉ nói điều đó bằng miệng thì bạn đang “chuốc họa” vào bản thân mình. Điều đó sớm muộn cũng bị “phát giác” và bị đồng nghiệp quay lưng. Chưa kể mọi người còn cho rằng bạn là kẻ chỉ biết ba hoa, khoe khoang
Những câu dễ "chuốc vạ" vào thân khi nói với sếp Giao tiếp trong môi trường công sở, nhất là với các sếp, rất cần sự cẩn trọng và chắc lọc câu chữ, nếu không sẽ rất dễ "chuốc vạ" vào thân. |