(Phunutoday) - Cuộc sống chất vật và đầy đắng cay - Dù đã xác định sẽ là người nuôi bé Thương nhưng kỳ thực bà Bình vẫn không thể ngờ được cuộc sống lại chật vật đến như vậy. Tất cả mọi chi tiêu, sinh hoạt đều trông việc thu nhập từ việc trông trẻ. Trước đây, do sống một mình, nếu tiết kiệm, bóp chắt chi tiêu thì đủ nhưng nay, có bé Thương sống cùng, cuộc sống của bà Bình đảo lộn hoàn toàn.
> Xót xa chuyện vú nuôi bỗng nhiên trở thành…mẹ (kỳ I)
Bà Đặng Thị Bình và cháu Thương |
Liên lạc với chị Đặng Thị Bình theo số điện thoại: 0466820738 |
Cố gắng nhận thêm trẻ để trông, tăng thu nhập nhưng do căn phòng thuê quá hẹp nên bà Bình chẳng thể nào có thể nhận thêm được. Nhưng để có tiền lo cho bé Thương, bà Bình đã phải tiết kiệm một cách hết sức có thể. Có những lúc khi đi chợ, vì để dành tiền mua ít thịt về cho bé Thương, bà Bình chỉ dám mua lạng lạc, về rang khô, giã nhỏ, trộn với thật nhiều muối để ăn dần. Bà Bình nghĩ rằng, dù mình có phải kham khổ đến đâu nhưng đứa bé vẫn cần phải ăn uống đầy đủ.
Trẻ em đang trong thời kỳ phát triển nếu như thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bà Bình nghĩ vậy, nên cứ có tiền là bà lại dành toàn bộ để mua đồ ăn và đồ dùng sinh hoạt cho bé Thương. Những người hàng xóm sống xung quanh cảm thương hoàn cảnh của bà Bình nên thi thoảng cũng có người giúp đỡ chút ít. Người cho quần áo trẻ nhỏ, người cho vài chục nghìn, người cho thứ này thứ kia, cuộc sống của bà Bình và bé Thương cứ thế trôi qua ngày tháng một cách chật vật.
Dẫu rằng đã nghĩ mình sẽ là người lo cho cuộc sống của bé Thương nhưng bà Bình vẫn nghĩ đến một ngày, bố mẹ cô bé sẽ trở về để đón nó đi. Mỗi khi nghĩ đến điều đó, trong suy nghĩ của bà lại rộn lên nhiều dòng suy nghĩ chồng chéo nhau. Nếu như bố mẹ bé Thương về bà sẽ cảm thấy rất vui. Bà vui bởi lẽ khi đó, bé Thương sẽ được sống với người đã mang nặng đẻ đau. Điều quan trọng nhất là bé Thương lại có được hơi ấm của mẹ. Bé sẽ được nâng niu, chăm sóc và không còn phải chịu thiệt thòi… Cứ nghĩ vậy, bà Bình rộn lên một xúc cảm hạnh phúc mãnh liệt.
Dẫu rằng đã nghĩ mình sẽ là người lo cho cuộc sống của bé Thương nhưng bà Bình vẫn nghĩ đến một ngày, bố mẹ cô bé sẽ trở về để đón nó đi. Mỗi khi nghĩ đến điều đó, trong suy nghĩ của bà lại rộn lên nhiều dòng suy nghĩ chồng chéo nhau. Nếu như bố mẹ bé Thương về bà sẽ cảm thấy rất vui. Bà vui bởi lẽ khi đó, bé Thương sẽ được sống với người đã mang nặng đẻ đau. Điều quan trọng nhất là bé Thương lại có được hơi ấm của mẹ. Bé sẽ được nâng niu, chăm sóc và không còn phải chịu thiệt thòi… Cứ nghĩ vậy, bà Bình rộn lên một xúc cảm hạnh phúc mãnh liệt.
Nhưng khi nghĩ ngược lại, nếu như bé Thương bị đón đi, lúc đó bà sẽ chẳng được ở gần cô bé nữa. Chắc chắn bà sẽ cảm thấy buồn lắm, cuộc sống của bà sẽ cô đơn và lạnh lẽo… Suy nghĩ vậy, bà lại cảm thấy sợ, bà tự động viên mình bằng một suy nghĩ có phân tiêu cực rằng, mong sao bố mẹ bé Thương đừng về, lúc đó bà sẽ được ở gần bé Thương mãi mãi. Biết bao luồng suy nghĩ cứ chồng chéo nhau. Tâm trí của bà Bình bị đảo lộn một cách ghê gớm. Nhưng những lúc suy nghĩ nhiều như vậy chỉ khiến bà thêm đau đầu. Và rồi, bà tự dặn lòng mình rằng, sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến những việc đó nữa. Giờ đây bà chỉ nghĩ đến việc tập trung sức lực, lao động kiếm tiền để nuôi bé Thương.
Thời gian cứ thế thấm thoát trôi đi, bé Thương ngày một lớn hơn. Sống với người “vú nuôi” từ khi còn là một đứa bé chập chững cho đến lúc trở thành một cô học sinh cấp một đầy rắn rỏi, bé Thương chưa một lần nhắc đến người mẹ mình. Có lẽ, chính bé cũng chẳng thể nhớ và chẳng muốn nhớ đến người mẹ vô trách nhiệm của mình.
Thời gian cứ thế thấm thoát trôi đi, bé Thương ngày một lớn hơn. Sống với người “vú nuôi” từ khi còn là một đứa bé chập chững cho đến lúc trở thành một cô học sinh cấp một đầy rắn rỏi, bé Thương chưa một lần nhắc đến người mẹ mình. Có lẽ, chính bé cũng chẳng thể nhớ và chẳng muốn nhớ đến người mẹ vô trách nhiệm của mình.
Còn với bà Bình, cuộc sống vẫn trôi qua một cách chật vật và đầy đắng cay. Bé Thương ngày một lớn và cũng đến tuổi đến trường. Bà Bình biết rằng, dù cuộc sống có khó khăn đấy mấy nhưng cũng không thể để Thương thất học. Và cũng như bao nhiêu đứa trẻ khác, đủ tuổi đi học, Thương cũng được cắp cặp tới trường như bao bạn bè cùng trang lứa khác. Còn với bà Bình, để Thương được nhập học, đó là một hành trình đầy gian nan và đắng cay.
Để có tiền cho Thương mua sách vở, bà đã phải nén đau thương vào lòng, bán đi chỉ vàng mà bà đã dành dụm từ rất nhiều năm nay. Đó là khoản mà bà nghĩ rằng, mai sau sẽ dùng khi bị ốm đau, bệnh tật. Nhưng nay, việc mua sách vở của của Thương quan trọng hơn nên bà đã phải bán đi. Bao nhiêu năm lao động, làm việc, dàm dụm để ra được một chỉ vàng, nay bỗng nhiên biến mất.
Để có tiền cho Thương mua sách vở, bà đã phải nén đau thương vào lòng, bán đi chỉ vàng mà bà đã dành dụm từ rất nhiều năm nay. Đó là khoản mà bà nghĩ rằng, mai sau sẽ dùng khi bị ốm đau, bệnh tật. Nhưng nay, việc mua sách vở của của Thương quan trọng hơn nên bà đã phải bán đi. Bao nhiêu năm lao động, làm việc, dàm dụm để ra được một chỉ vàng, nay bỗng nhiên biến mất.
Bà Bình cũng cảm thấy có một chút tiếc nuối, nhưng trong thâm tâm của bà luôn nghĩ: “để bé Thương được đến trường, dù bà có phải bán đi 1 chỉ vàng duy nhất, hay kể cả là 1 cây vàng, bà vẫn chấp nhận. Việc đến trường, đến lớp đối với Thương là quan trọng hơn tất cả mọi việc. Bà Bình nghĩ và bà đã cố gắng hết sức để đảm bảo việc đi học cho đứa bé. Và rồi, trong suốt năm đó, để có tiền lo cho các chi phí ăn học của Thương, bà Bình đã không cả biết đến một miếng thịt ngon lành.
Mỗi khi đi chợ, bà phải xin thêm ít thịt thừa hay miếng bì về rang mặn để ăn, còn phần thịt ngon bà đều dành cho Thương. Bà dành mọi thứ tốt đẹp nhất trong sức lực của mình để lo cho cô bé Thương. Bà tự dặn lòng mình phải lo cuộc sống cho Thương, phải hoàn thành trách nhiệm nuôi dạy đứa bé, đó là trách nhiệm của một người mẹ đã chối bỏ từ lâu.
Khi bé Thương đến trường cũng là lúc, cô bé này cần đến một bản giấy khai sinh để làm hồ sơ. Chẳng có cha cũng chẳng có mẹ, việc làm giấy khai sinh cho bé thật không đơn giản. Chạy vạy, hỏi han đủ các thủ tục nhưng bà Bình vẫn chưa thể có được tờ giấy khai sinh cho bé Thương. Khi lên xã hỏi, các cán bộ ở đây yêu cầu bà phải đăng tin lên báo đài để tìm mẹ cho đứa bé. Nhưng chi phí lên tới vài triệu, một số tiền quá lớn, vượt xa khả năng của bà Bình nên việc xin giấy khai sinh cho bé Thương vẫn còn bế tắc.
Khi bé Thương đến trường cũng là lúc, cô bé này cần đến một bản giấy khai sinh để làm hồ sơ. Chẳng có cha cũng chẳng có mẹ, việc làm giấy khai sinh cho bé thật không đơn giản. Chạy vạy, hỏi han đủ các thủ tục nhưng bà Bình vẫn chưa thể có được tờ giấy khai sinh cho bé Thương. Khi lên xã hỏi, các cán bộ ở đây yêu cầu bà phải đăng tin lên báo đài để tìm mẹ cho đứa bé. Nhưng chi phí lên tới vài triệu, một số tiền quá lớn, vượt xa khả năng của bà Bình nên việc xin giấy khai sinh cho bé Thương vẫn còn bế tắc.
Chẳng còn hướng giải quyết nào, bà Bình quyết định chạy lên quận để xin giúp đỡ. Khi gặp cán bộ của tư pháp quận, bà Bình đã trình bày hoàn cảnh của mình và nói về sự cần thiết của tờ giấy khai sinh. Thật may mắn lúc đó, nữ cán bộ trên quận rất thông cảm với hoàn cảnh của bà Bình nên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để Thương có được giấy khai sinh. Lúc đó, bà Bình nghĩ trong đầu mình rằng, dù lúc đó có đưa cho bà 1 tỷ đồng với cả tờ giấy khai sinh của bé Thương, bà sẽ cầm tờ giấy khai sinh.
Bà Bình hiểu rằng, tờ giấy khai sinh đó có một ý nghĩ rất lớn, nó sẽ giúp Thương có được một cuộc sống “danh chính, ngôn thuận hơn.” Và rồi, sau bao ngày tháng chạy đôn, chạy đáo khắp nơi, bà Bình đã có được tờ giấy khai sinh cho bé Thương. Cảm xúc lúc cầm trên tay tờ giấy khai sinh đó thật hạnh phúc. Nhưng trong sâu thẳm trái tim bà Bình lúc đó vẫn có một chút ít sự buồn tủi đó là dòng ghi tên cha của đứa bé đã bỏ trống, không được hiện tên.
Ước ao nhỏ của những con người bất hạnh
Cuộc sống của bà Bình lúc này tuy vất vả nhưng đầy ý nghĩ. Với thu nhập từ việc trông trẻ, mỗi tháng bà Bình cũng có được 2 triệu đồng. Nhưng khoản tiền đó thật nhỏ nhoi so với những chi phí cho cuộc sống ở thành thị. Mỗi tháng, nguyên tiền thuê nhà đã lấy đi mất 1/3 số tiền kiếm được của bà Bình. Vậy là, tất cả các khoản chi tiêu khác đều trông vào hai phần còn lại. Bé Thương giờ đã học lên đến lớp ba, chi phí ăn học cũng nhiều hơn. Nhưng dù đã cố hết sức lao động bà cũng chẳng thể nào kiếm được nhiều tiền hơn. Được ông trời nắm phần, bé Thương rất ngoan và học rất giỏi.
Dù chẳng có tiền nhưng để động viên Thương chịu khó học tập bà Bình đã thưởng có mỗi điểm 10 của bé 10 nghìn đồng. Lúc đầu bà cũng chẳng nghĩ đến việc thưởng đó nhưng khi bé Thương đi học về và bảo rằng: "Các bạn cùng lớp con đều được thường 10 nghìn cho một con 10." Nghĩ tội nghiệp cho đứa trẻ, bà Bình quyết định sẽ thưởng như vậy cho Thương có động lực học và đỡ phải tủi thân vì kém bạn, kém bè. Khoản tiền thưởng cho điểm 10 đó, bé Thương dành nuôi lợn đất, đến lúc nào đó sẽ đập ra để lấy tiền mua một chiếc xe đạp.
Ước ao nhỏ của những con người bất hạnh
Cuộc sống của bà Bình lúc này tuy vất vả nhưng đầy ý nghĩ. Với thu nhập từ việc trông trẻ, mỗi tháng bà Bình cũng có được 2 triệu đồng. Nhưng khoản tiền đó thật nhỏ nhoi so với những chi phí cho cuộc sống ở thành thị. Mỗi tháng, nguyên tiền thuê nhà đã lấy đi mất 1/3 số tiền kiếm được của bà Bình. Vậy là, tất cả các khoản chi tiêu khác đều trông vào hai phần còn lại. Bé Thương giờ đã học lên đến lớp ba, chi phí ăn học cũng nhiều hơn. Nhưng dù đã cố hết sức lao động bà cũng chẳng thể nào kiếm được nhiều tiền hơn. Được ông trời nắm phần, bé Thương rất ngoan và học rất giỏi.
Dù chẳng có tiền nhưng để động viên Thương chịu khó học tập bà Bình đã thưởng có mỗi điểm 10 của bé 10 nghìn đồng. Lúc đầu bà cũng chẳng nghĩ đến việc thưởng đó nhưng khi bé Thương đi học về và bảo rằng: "Các bạn cùng lớp con đều được thường 10 nghìn cho một con 10." Nghĩ tội nghiệp cho đứa trẻ, bà Bình quyết định sẽ thưởng như vậy cho Thương có động lực học và đỡ phải tủi thân vì kém bạn, kém bè. Khoản tiền thưởng cho điểm 10 đó, bé Thương dành nuôi lợn đất, đến lúc nào đó sẽ đập ra để lấy tiền mua một chiếc xe đạp.
Bà Bình bảo rằng, con bé Thương lúc nào cũng ao ước có được một chiếc xe đạp để đi học. Đó là ước mơ của Thương. Với nhiều người, để có được một chiếc xe đạp là quá dễ dàng nhưng với gia cảnh nhà bà Bình thì đó là một việc vô cùng xa xôi. Bà Bình biết bé Thương luôn mơ ước về một chiếc xe đạp mới nên đã cố gắng hết sức “thưởng điểm 10 đúng hẹn”. Nhưng cực nỗi Thương học rất giỏi, điểm 10 nhiều, nên không ít lần bà Bình phải khất vì không có tiền.
Cuộc sống của bà Bình và bé Thương cứ thế trôi qua trong sự khó khăn và âm thầm chấp nhận. Dẫu biết rằng có thể co kéo, lấy chỗ nọ bù chỗ kia, cuộc sống cũng sẽ tồn tại. Nhưng bé Thương ngày một lớn lên, học lên lớp cao hơn, chi phí học tập cũng nhiều hơn, những khoản chi phí học tập trở nên quá sức với khả năng lo liệu của bà Bình. Trông cậy hoàn toàn vào thu nhập từ việc trông trẻ, để sinh hoạt chừng đó tiền đã chẳng đủ nay lại phải cân đo thêm khoản chi phí học tập cho Thương, đó là một điều vô cùng khó khăn và không hề đơn giản. Ngay việc để lo khoản tiền hơn 1 triệu đóng học phí cho bé Thương ở trường cũng vượt qua sức lực của bà Bình. Bà phải khất với trường rất nhiều lần và cũng chưa thể biết được sẽ giải quyết việc này như thế nào?
Cuộc sống của bà Bình và bé Thương cứ thế trôi qua trong sự khó khăn và âm thầm chấp nhận. Dẫu biết rằng có thể co kéo, lấy chỗ nọ bù chỗ kia, cuộc sống cũng sẽ tồn tại. Nhưng bé Thương ngày một lớn lên, học lên lớp cao hơn, chi phí học tập cũng nhiều hơn, những khoản chi phí học tập trở nên quá sức với khả năng lo liệu của bà Bình. Trông cậy hoàn toàn vào thu nhập từ việc trông trẻ, để sinh hoạt chừng đó tiền đã chẳng đủ nay lại phải cân đo thêm khoản chi phí học tập cho Thương, đó là một điều vô cùng khó khăn và không hề đơn giản. Ngay việc để lo khoản tiền hơn 1 triệu đóng học phí cho bé Thương ở trường cũng vượt qua sức lực của bà Bình. Bà phải khất với trường rất nhiều lần và cũng chưa thể biết được sẽ giải quyết việc này như thế nào?
Những gánh nặng dần một nhiều dồn lên đôi vai của bà Bình. Dẫu biết rằng sẽ rất khó khăn và vất vả nhưng bà Bình vẫn chấp nhận tất cả, vì dù cuộc sống vật chất rất thiếu thốn nhưng trong trái tim bà luôn rộn lên một niềm hạnh phúc dạt dào, một niềm vui vì bà nghĩ rằng mình đã làm được một việc gì đó có ý nghĩa…
- Ngọc Cương