Nhãn là loại quả ngon nhưng khi ăn cần biết đại kỵ này, tránh rước bệnh vào thân

( PHUNUTODAY ) - Nhãn là loại quả thơm ngon nhưng không phải ai cũng nên ăn.

Lợi ích của quả nhãn đối với sức khỏe

Nhãn là loại trái cây thơm ngon, được nhiều người yêu thích vào mùa hè. Nó có chứa nhiều các vi chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như sắt, magie, kẽm, kali, phốt pho, protein, chất béo, đường sacaroza, glucoza.

Nhãn cung cấp nguồn vitamin A, C dồi dào giúp đẹp da, làm chậm quá trình lão hóa, tăng sức đề kháng...

Sản phụ sau sinh bị váng đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt có thể ăn cháo gạo nếp nấu với nhãn, hạt sen, hồng táo. Tình trạng này sẽ được cải thiện.

dai-ky-khi-an-nhan-01

Những người không nên ăn nhãn

Nhãn tuy là loại trái cây thơm ngon nhưng cấm kỵ với một số người vì nó có thể mang đến tác dụng phụ không mong muốn.

Phụ nữ mang thai

Bà bầu thường có hiện tượng âm hỏa hư với triệu chứng nóng trong, táo bón, miệng đắng, họng rát... Ăn nhãn vào lúc này sẽ làm tăng nóng trong, động huyết, động thai, ra huyết bụng, đau tức bụng, tổn thương thai khí thậm chí dẫn tới xảy thai. Đặc biệt, phụ nữ mang thai tháng đầu đến 7,8 tháng càng phải kiêng ăn long nhãn.

Ngoài ra, nhãn là loại quả chứa nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở bà bầu.

Người bị tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ

Loại quả này có tính nhiệt cao, ăn vào sẽ tạo áp lực cho tim mạch dẫn tới tăng huyết áp, không tốt cho sức khỏe. Tương tự, những người bị tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ cũng nên tránh các loại quả sinh nhiệt, nhiều đường như xoài, mít, sầu riêng...

Người béo phì

Nhãn chứa nhiều chất dinh dưỡng cùng hàm lượng đường cao. Ăn nhiều nhãn có thể làm cân nặng tăng thêm, không có lợi cho việc giảm cân.

Người bị tiểu đường

Những loại quả như nhãn, vải, nho, mít... có thể làm tăng đường huyết. Người không kiểm soát được đường huyết thì không nên ăn.

Ăn nhãn như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Mỗi người chỉ nên ăn 200-300 gram nhãn/ngày. Đây là lượng nhãn giúp đảm báo cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều nhãn một lúc hoặc ăn nhiều khi đói vì có thể dẫn tới hiện tượng "say" nhãn.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn