Cá là thức ăn được ưa thích từ lâu đời của con người. Ngày nay, khi tỉ lệ người mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao, béo phì… tăng lên thì lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe là mọi người nên sử dụng cá làm nguồn thức ăn chính để cung cấp chất đạm.
Cá cung cấp nhiều protein và có đủ các acid amin, muối khoáng với các vi lượng quan trọng. Mỡ cá có nhiều vitaminA và D, rất tốt cho sức khỏe. Lượng protein trong cá tương đối ổn định dao động từ 16% đến 17%, số lượng protein và lipid gần như ổn định cho mỗi loại cá. Cá càng béo thì lượng nước càng ít, và ngược lại. Lượng glucid trong cá không đáng kể, dưới 1% dưới dạng glucogen.
Các phân tích dinh dưỡng cho thấy: Trong 100g cá chép có 16g protein, 3.6g lipid, 17mg canxi, 184mg phốt phi, 0.9 mg sắt và các vitaminA, B1, B2 và vitamin PP. Trong 100g cá thu 18.2g protein, 10.3 g lipid, 50mg canxi, 90mg phốt pho, 1.3mg sắt và các vitaminA, B1, B2... Các protein trong các quan trọng nhất là albumin, globulinvà nucleoprotein. So với các loại thịt khác, lượng lysin, tyrosin, tryptophan, cystin và methionin trong cá cao hơn, còn lượng histidin, arginin lại kém hơn. Hầu hết các loại cá đều có chứa acid béo omega 3, nhiều nhất phải kể đến cá hồi, cá thu và cá trích… . Nguồn: getty imageges.
Trong các loại cá, đặc biệt ở đầu cá chứa nhiều acid béo chưa no omega 3 có hoạt tính sinh học cao. Cá nghiên cứu gần đây cho thấy, các acid béo omega 3 không những có tác dụng hạ thấp cholesterol mà còn làm giảm triglycerid ở những người có triglycerid cao, từ đó có tác dụng ngăn ngừa mỡ máu và làm hạ huyết áp. Hầu hết các loại cá đều có chứa acid béo omega 3, nhiều nhất phải kể đến cá hồi, cá thu và cá trích…Do có nhiều acid béo chưa no nên mỡ cá không bền vững, dễ bị ôxy hóa và dễ biến đổi tính chất cảm quan.
Cá là nguồn cung cấp vitamin quan trọng. Mỡ cá, nhất là mỡ gan cá có nhiều vitamin A và D.Lượng vitamin nhóm B ở cá tương tự như ở thịt nhưng lượng vitamin B ở cá thấp hơn thịt. Trong cá cũng có acid folic, vitamin B12, tocopherol, biotin và cholin.
Ngoài ra cá còn cung cấp chất khoáng cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt đối với trẻ em. Cá sống ở biển chứa nhiều khoáng chất hơn cá sống ở nước ngọt. Chất khoáng trong cá chứa nhiều vi lượng quan trọng như Cu, Co, Zn, Iod… trong đó, lượng iod của một số loại cá biển khá cao.
Cá thuộc loại thức ăn chóng hỏng do hàm lượng nước tương đối cao trong thịt cá. Cấu trúc vi mô của cá không chặt chẽ bằng thịt, vì vậy cá dễ bị ô nhiễm vi sinh vật, dễ bị ươn và thối hỏng.
Cá còn sống hoặc mới chết thì trong thịt cá chưa có vi khuẩn, nếu không ướp lạnh ngay, cá dễ bị ươn. Cá ướp lạnh khi còn tươi vẫn giữ được thành phần các chất dinh dưỡng. Cần lưu ý, cá có thể bị nhiễm các vi khuẩn, ký sinh trùng (sán lá) và một số virus. Bởi vậy, cần chú ý rửa tay, dụng cụ dao thớt, bát đĩa, thìa, đũa … cẩn thận khi chế biến cá.
(Theo Thế giới phụ nữ)