Sạp đồ khô chợ Việt ngộ độc vì hàng Trung Quốc

( PHUNUTODAY ) - Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, hành, tỏi, gừng nội dễ bị mốc, nảy mầm trong khi mặt hàng này xuất xứ từ Trung Quốc lại chịu đựng được thời tiết nóng ẩm ở nước ta.

Sau những vụ bê bối về thực phẩm mới đây, người tiêu dùng Trung Quốc lại choáng váng với thông tin gừng được trồng và bảo quản bằng thuốc trừ sâu có độc tính cao Aldicarb, được gọi là “Thần nông đơn". Trong khi đó, tại những sạp đồ khô ở các chợ Việt Nam tràn ngập gừng, hành, tỏi từ Trung Quốc nhập sang.

[links()]

Gừng, hành, tỏi Trung Quốc ngập chợ Việt

Gừng, hành, tỏi... của Trung Quốc có ưu điểm hình thức đẹp, dáng to bóng mỡ, thân củ mập, dễ bóc vỏ nên hút khách Việt nhất là những tiểu thương làm hàng. Trên thị trường hiện nay xuất hiện một nghịch lý là thương nhân thu gom gừng, hành, tỏi nội để xuất khẩu sang Trung Quốc rồi lại nhập gừng, hành, tỏi từ Trung Quốc về Việt Nam bán.

Gừng, hành, tỏi Trung Quốc và hàng cùng loại trong nước tương phản nhau rõ rệt về hình thức, màu sắc. Gừng Trung Quốc củ to, tròn, láng mướt, hành to, vỏ tím bóng trông rất đẹp còn tỏi có tép dày, trắng bóng… Trong khi đó, gừng Việt Nam củ nhỏ, có mùi thơm, vị cay đậm hơn, hành, tỏi trong nước thì có màu sắc nhạt, tép nhỏ trông kém hấp dẫn.

Theo tìm hiểu của phóng viên Tuổi trẻ, giá gừng trong nước rẻ hơn nhưng nhiều người chọn mua gừng Trung Quốc vì sạch, to đẹp hơn. Tại các chợ đầu mối, giá gừng Trung Quốc cao hơn gừng Buôn Ma Thuột 5.000-10.000 đồng/kg. Cụ thể, tại chợ đầu mối Hóc Môn, giá gừng Trung Quốc được các thương lái rao ở mức 20.000 đồng/kg, trong khi gừng trong nước chỉ 12.000-14.000 đồng/kg. Tại chợ đầu mối Thủ Đức, một số thương lái cho biết hiện giá gừng Trung Quốc được bán ra ở mức 18.000 đồng/kg, còn gừng Việt Nam chỉ 14.000 đồng/kg. Còn tại chợ lẻ, gừng trong nước ở mức 18.000-20.000 đồng/kg, trong khi gừng Trung Quốc bán ra đã 30.000 đồng/kg, giá cao hơn chợ đầu mối khoảng 10.000 đồng/kg.

Còn theo báo GDVN, tỏi Trung Quốc giá bán lẻ là 10 nghìn đồng/kg loại chưa bóc vỏ, tỏi bóc vỏ có giá 13 nghìn đồng/kg. Trong khi đó giá tỏi ta bán ra thị trường với số lượng lớn đã lên đến 40 nghìn đồng/kg. Giá thành cao, hình thức xấu nên những gia vị 'made in việt Nam' không xuất hiện nhiều trên các sạp đồ khô của những tiểu thương, thay vào đó là hành, tỏi Trung Quốc.

Bà Kiều, chủ một vựa hàng gia vị tại Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Nếu các bà nội trợ chuộng hành, tỏi nội khi chế biến thức ăn thì hành, tỏi Trung Quốc lại được các nhà hàng, quán ăn mua với lượng lớn. Chính vì vậy, hành, tỏi, gừng Trung Quốc sống khỏe trong thị trường nội, còn hành, tỏi Việt do chỉ phục vụ nhu cầu nhỏ lẻ và giá trị thu được cũng rất thấp nên lận đận sống qua ngày. Mỗi ngày, lượng hành, tỏi nội bán lẻ tại sạp bà Kiều chỉ vài chục kg còn hàng Trung Quốc bán buôn cho các quán ăn lên đến vài trăm kg. Thậm chí, khách hàng muốn mua đặc sản tỏi Lý Sơn của Việt còn phải đặt hàng trước mới có hàng về với giá từ 80 đến 120 nghìn đồng/kg. Mặc dù, theo nhận xét của các tiểu thương, mùi thơm và lượng tinh dầu của hành tỏi nội “ăn đứt” hàng Trung Quốc.

Hành tỏi, gừng TQ chiếm lĩnh thị trường nội địa
Hành tỏi, gừng TQ chiếm lĩnh thị trường nội địa


Một điều nữa khiến hàng gia vị nội khó sống trên sân nhà bởi kinh nghiệm bảo quản còn kém. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm hành, tỏi, gừng nội dễ bị mốc, nảy mầm trong khi hàng này xuất xứ từ Trung Quốc lại chịu đựng được thời tiết nóng ẩm ở nước ta. Nói về vấn đề bảo quản, bà Kiều chỉ nhận xét “chắc phải có tý thuốc chống nấm mốc thì mới lâu hỏng”.

Tỏi, gừng Trung Quốc nhiễm chất cực độc

Người dân Trung Quốc vẫn chưa hết bàng hoàng khi nguồn tin tỏi bột và ớt bột là sản phẩm nổi tiếng của quận Qixian, tỉnh Henan Trung Quốc có sử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ lâu cho tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng từ những năm 2009.

Thông tin về an toàn thực phẩm này bị lộ khi chất Cobalt-60 bị rò rỉ thấm qua quần áo bảo hộ của công nhân trong xưởng sản xuất và chất phóng xạ Cobalt-60 tuôn ra ngoài không khí, khiến một xưởng sản xuất tỏi bột và ớt bị phát hỏa, gây chết chóc cho nhiều người. Có khoảng 800.000 người trong vòng bán kính 50 km đã bỏ của chạy lấy thân. Hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường xá vắng tanh như một thành phố chết.

Trong khi đó, mới đây truyền hình Trung Quốc lại đưa tin về cánh đồng trồng gừng tại Duy Phường (tỉnh Sơn Đông) đã dùng thuốc trừ sâu Aldicarb vượt mức cho phép từ 3-6 lần, cho 1ha trồng gừng nhằm chống sâu rầy và bảo quản củ gừng lâu hư.

Gừng TQ củ to, mập bóng. Ảnh: TT
Gừng TQ củ to, mập bóng. Ảnh: TTO


Càng đáng sợ hơn, người nông dân ở đây dù đều biết rõ độc tính giết người của thuốc Aldicarb nhưng vẫn thản nhiên trả lời rằng họ đã sử dụng nó hơn 20 năm nay. “Ai mà không sử dụng thuốc này để giết sâu bọ? Ai có thể đảm bảo mùa thu hoạch tốt mà không cần nó, nếu không sử dụng thì sản lượng đầu ra của chúng tôi chỉ được phân nửa hiện nay. Chúng tôi tất nhiên không dùng loại thuốc này cho loại gừng mà gia đình chúng tôi ăn”. Những vựa gừng này sẽ được tung ra thị trường nội địa Trung Quốc và xuất khẩu sang các nước láng giềng mấy ai biết được những củ gừng căng bóng ấy đã ngậm một lượng lớn thuốc trừ sâu Aldicarb.

Aldicarb là một trong những loại thuốc trừ sâu cực độc chỉ được sử dụng cho 5 loại cây ở Trung Quốc là cây bông vải, thuốc lá, hoa hồng, đậu phộng và khoai tây với điều kiện phải được sự cho phép và kiểm soát nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp. Chất độc Aldicarb có thể gây tổn thương hệ hô hấp, mờ mắt, đau đầu, nôn mửa và run rẩy ở người. Chỉ cần 50mg aldicarb có thể giết một người có cân nặng 50kg.

Theo dữ liệu từ các cơ quan hải quan, suốt trong 2-3 năm trở lại đây, giá nhập khẩu gừng Trung Quốc thường 2.000-3.000 đồng/kg. Nếu nhà nhập khẩu có C/O form E (dành cho hàng xuất xứ Trung Quốc) sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% và đây là mặt hàng thuộc nhóm không phải chịu thuế VAT. Chính những lợi thế này, gừng Trung Quốc đè bẹp gừng Việt.
 

  • Khánh Linh
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn