Bài học cuộc sống từ danh nhân: Ai chả có lần thất bại

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Giống như lời hát “Đoạn đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai…”, thành công chỉ đến sau khi ta thất bại...

Giống như lời bài hát Đường đến ngày vinh quang của ban nhạc Bức Tường, “Đoạn đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai…”, thành công chỉ đến sau khi người ta đã thấm nhuần thất bại. Cũng giống như những danh nhân nổi tiếng sau đây.

Năm 1889, Rudyard Kipling – nhà văn được giải Nobel Văn học năm 1907, đã từng nhận một lá thư từ chối của hội đồng chấm thi San Francisco. Trên thư viết: “Tôi rất lấy làm tiếc, thưa ông Lipling, nhưng quả thực ông không biết cách sử dụng tiếng Anh.”

Đến năm 4 tuổi, Albert Einstein mới biết nói, rồi phải đến năm 7 tuổi mới biết đọc. Thầy giáo dạy Einstein từng bảo ông là “chậm phát triển, khó gần, luôn có những ước mơ ngớ ngẩn.” Ngoài ra, ông còn có lần bị đuổi học và bị từ chối nhận vào trường Bách khoa Zurich.

Vì tự tin vào món gà rán của mình nên dù ở tuổi 60, Harland Sanders đã đi dọc đất nước Mỹ để tìm người hợp tác. Suốt chặng đường ấy, ông đã bị từ chối 1.009 lần. Bạn có biết Sanders là ai không? Chính là “ông tổ” của KFC.

Khi từ chối ban nhạc rock The Beatles của Anh, người quản lý của hãng thu âm Decca đã nói: “Chúng tôi không thích thứ âm nhạc của họ. Mấy nhóm guitar như thế đã lỗi thời rồi!”

Năm 1954, sau một buổi biểu diễn nọ, Elvis Presley bị Jimmy Denny, giám đốc của hãng Grand Ole Opry sa thải. Ông này nói với Presley rằng: “Anh chẳng thể đi đến đâu được. Anh nên quay về lái xe tải đi thì hơn.”

Winston Churchill từng thi rớt kì thi vào lớp sáu. Mãi đến năm 62 tuổi, sau cả một đời chỉ gặp toàn thất bại, ông trở thành thủ tướng nước Anh. Sự đóng góp lớn nhất của Churchill là khi ông đã về hưu.

Sau khi tự mở chi nhánh tại Hamamatsu, Soichiro Honda (chủ Công ty Honda sau này), vì rất quan tâm tới những chiếc séc măng nên đã thuê nhà xưởng và chuẩn bị mở “Phòng nghiên cứu sản xuất séc măng Art Shokai”. Tuy nhiên, đề xuất của ông bị Ban giám đốc phản đối kịch liệt và không cấp vốn. Giấc mơ bị dập tắt, Soichiro cảm thấy rất chán nản và đã bị đau dây thần kinh ở vùng đầu, sau đó đau lưng nặng.

Bài học cuộc sống từ danh nhân: Ai chả có lần thất bại
Dù là danh nhân nổi tiếng, ai chả có lần thất bại, huống gì chúng ta.

Trước khi phát minh ra bóng đèn tròn, Thomas Edison đã tiến hành hơn 2.000 cuộc thử nghiệm. Khi được hỏi cảm giác của mình sau khi thất bại quá nhiều lần như vậy, Edison nói: “Tôi chưa bao giờ thấy mình thất bại, dù chỉ một lần. Tôi phát minh ra bóng đèn tròn. Quá trình phát minh này có đến 2.000 bước.”

Sau nhiều năm thính lực bị giảm, đến năm 46 tuổi, nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven hoàn toàn không thể nghe được. Thế nhưng, ông vẫn viết được những tuyệt phẩm âm nhạc – gồm 5 bản giao hưởng – vào những năm tháng cuối đời mình.

Vào năm 1876, khi Alexander Graham Bell phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên, mọi người đã không nhiệt tình ủng hộ ông. Tổng thống Rutherford Hayes nói: “Đây quả là một phát minh gây ngạc nhiên, nhưng liệu có ai muốn sử dụng nó không?”

Như vậy, thất bại không có nghĩa là tất cả đã chấm hết. Chính trong thất bại, bạn lại học được nhiều điều, rồi lại đứng lên và bước tiếp – bắt đầu lại theo cách tốt hơn. 

8 câu nói sẽ giúp bạn cất nỗi buồn ở lại theo năm cũ sắp qua
8 câu nói sẽ giúp bạn cất nỗi buồn ở lại theo năm cũ sắp qua
(Xi nhan) - (Phunutoday) - Hãy cất những nỗi buồn, những thất bại, và cả những điều kém may mắn ở lại với năm cũ để bắt đầu năm mới tràn đầy hứng khởi, động lực và đam mê!
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn