Ngày nay, những sự cố liên quan đến vấn đề giáo dục con trẻ diễn ra ngày càng phổ biến trong xã hội. Là ai đã nuông chiều, khuyến khích tính ngạo mạn, tự đắc, hung hăng của chúng ngày càng bành trướng?
Cách giáo dục của chúng ta có vấn đề gì sao? Là do nhà trường giáo dục sai cách, hay là do thiếu sót từ gia đình, hay là do sai lầm trong định hướng của dư luận, xã hội? Chúng ta cần phải nghiêm túc nhìn nhận, suy ngẫm sâu xa. Trên thực tế, vấn đề ở đây có lẽ là do thói quen trong quan niệm của chúng ta về con cái.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video cực ngắn chỉ khoảng 10 giây nhưng lại gây nên một cuộc tranh luận trong dư luận xã hội rất sôi nổi. Video ghi lại cảnh một cậu bé đưa chân đạp liên tục 5 phát vào người mẹ của cậu, kèm theo là tiếng gào rống rất giận dữ cùng thái độ vô cùng kích động. Mọi người chứng kiến đều không khỏi lắc đầu than thở cho sự thất bại trong việc giáo dục con cái của các bậc làm cha làm mẹ ngày nay.
Ngoài ra còn có một video lan truyền rộng rãi cũng không kém trên mạng xã hội: Một học sinh đang trong giờ học phát ra tức giận, mà sự thể hiện tức giận đó đã vượt quá ngưỡng đặc tính tâm lý, hành vi mà độ tuổi này nên có. Trong đoạn video, học sinh này không chỉ ném sách vở loạn xạ, mà còn trực tiếp hành hung thầy giáo, dùng tay chân đấm đá, chưa hết giận còn dùng cả băng ghế đánh lên người giáo viên. Những học sinh khác thì đứng nhìn còn vỗ tay cổ vũ rất náo nhiệt…
Trong cuốn “Kinh bác quốc học” có nêu lên một số ý kiến về vấn đề giáo dục trẻ em ngày nay, sau đây là 9 thói quen không tốt trong việc giáo dục và nuôi dạy con trẻ mà tin rằng phụ huynh nào cũng từng gặp phải.
Trẻ em ngày nay dễ dàng tức giận, không làm chủ được cảm xúc cũng là do thói quen không tốt trong cách dạy dỗ trẻ. (Ảnh: infonet)
Có sự đặc biệt trong đối xử với trẻ
Ở trong nhà xem con trẻ là người có địa vị cao nhất, đặc biệt nhất, không được làm cho đứa trẻ mất vui dù một chút, có đồ ăn ngon thì đều để dành cho con ăn; sinh nhật của người lớn có thể bỏ qua, nhưng sinh nhật của con trẻ nhất thiết phải có, hơn nữa còn phải mua quà tặng này nọ, phải làm cho con trẻ cảm nhận được không khí, tình cảm gia đình ấm áp.
Như vậy, vô tình con trẻ sẽ tự coi mình là trung tâm, ý thức mình là nhất, là nhân vật quan trọng nhất trong nhà, qua thời gian lâu dài trẻ sẽ sinh ra tâm ích kỷ, dần mất đi sự đồng cảm, chia sẻ mà dẫn đến không biết quan tâm, yêu thương người khác.
Bảo vệ trước mặt con
Cổ nhân có câu: “Tử bất giáo, phụ chi quá” (con không có giáo dục, là lỗi của người làm cha). Có đôi khi người cha đang nghiêm nghị dạy con thì người mẹ lại thường hay xen vào ngăn cản, bảo vệ con theo kiểu: “Con đang nhỏ, cần gì nghiêm khắc như thế”, hoặc đôi khi cha mẹ đang dạy dỗ con cái thì ông bà sẽ bênh cháu: “Các ngươi không thể đòi hỏi quá cao như vậy, trẻ con khi lớn lên sẽ tự hiểu biết; ngày xưa các ngươi bằng tuổi nó cũng đâu có làm được như nó bây giờ”.
Kiểu bênh vực, che chở con như vậy thực ra là làm hại đứa trẻ mà chúng ta không hề ý thức được. Sở dĩ có những đứa trẻ trở nên hung hăng, ích kỷ, coi thường người lớn như vậy chính là do thái độ của người lớn chúng ta đối với con trẻ quá cưng chiều, cưng chiều không đúng lúc.
Dễ dàng thỏa mãn đòi hỏi của con trẻ
Trẻ nhỏ muốn cái gì, thì cha mẹ ngay lập tức đáp ứng cái đó, qua vài lần đứa trẻ nhận thấy đòi hỏi của nó được mọi người thỏa mãn một cách dễ dàng, càng tăng thêm đòi hỏi, nhiều khi là đòi hỏi quá đáng, nếu không được đáp ứng thì sẽ khóc lóc ăn vạ các kiểu.
Còn có bậc cha mẹ cho con số tiền tiêu vặt rất lớn, như vậy khi lớn lên đứa trẻ sẽ không biết đạo lý có làm mới có ăn, trở thành người không biết quý trọng đồng tiền, lãng phí xa hoa, hơn nữa sẽ không biết kiên nhẫn, chịu khó.
Thói quen lười biếng, cẩu thả
Trong sinh hoạt hàng ngày cha mẹ thường hay dung túng con trẻ, ăn uống, học tập, chơi đùa lung tung bất kể thời gian, không tập cho con trẻ thói quen sinh hoạt có quy luật giờ giấc. Trẻ làm gì cũng không quản, ngủ muộn, bỏ bữa không ăn, ban ngày mơ mơ màng màng, ban đêm thì coi phim, chơi game đến khuya… Một đứa trẻ có sinh hoạt như vậy, lớn lên mất đi bản tính hiếu động, bản năng tò mò tìm hiểu mọi sự vật xung quanh, khi trưởng thành sẽ thành người có tính cẩu thả, làm việc không đến nơi đến chốn.
Cha mẹ khẩn cầu, năn nỉ con cái
Ví như một mặt dụ dỗ, một mặt năn nỉ con chịu ăn cơm hoặc đi ngủ, hứa hẹn sẽ cho cái này cái kia thì con trẻ mới chịu ăn hết cơm. Tâm lý của trẻ con là càng năn nỉ thì chúng càng ưỡn ẹo, càng đề cao đòi hỏi, như vậy không những làm cho con không phân biệt được đúng sai, mà làm cho con trở thành người không có trách nhiệm, tính cách không tự nhiên phóng khoáng, hơn nữa trong mắt trẻ sự uy nghiêm của cha mẹ cũng không còn, như vậy giáo dục con lại càng gặp khó khăn.
Thu xếp giúp trẻ
Tôi đã từng hỏi một vài bà mẹ, có muốn cho trẻ lao động không? Có người trả lời: "Yêu tôi còn thể hiện không kịp, còn nhẫn tâm cho trẻ lao động”. Cũng có người nói: "Bảo con làm việc càng phiền phức, tôi làm tất cho nhanh”. Vì vậy, trẻ em 4-5 tuổi còn phải đút cho ăn, không biết mặc quần áo, trẻ 5-6 tuổi không biết làm bất cứ việc nhà nào, không hiểu được lao động là vinh quang và giúp bố mẹ giảm nhẹ gánh nặng. Phụ huynh cứ như vậy hành xử, bao biện cho trẻ, tất nhiên trẻ sẽ mất đi năng lực chăm chỉ, lương thiện, giàu lòng đồng cảm.
Ngạc nhiên
Vốn dĩ "Bò con vừa chào đời không sợ hổ”, trẻ không sợ nước, không sợ bóng đêm, không sợ ngã đau, không sợ bệnh tật. Khi ngã đau xong, trẻ thường không nói, lập tức đứng dậy chơi tiếp. Sau này tại sao trẻ lại sợ sệt, thích khóc? Điều này thường do phụ huynh hoặc ông bà tạo ra.
Tước mất độc lập
Để được an toàn tuyệt đối, bố mẹ không cho trẻ ra đi ra khỏi nhà, cũng không cho phép trẻ chơi cùng với các bạn nhỏ khác. Vì vậy trẻ trở thành "cái đuôi”, không thời khắc nào xa rời bố mẹ hoặc rời xa người nhà một bước, ôm ấp mới chịu ngủ, ngồi cuộn tròn trong lòng người thân, ra ngoài được cõng ở trên lưng, đồ ăn ngậm trong miệng sợ bị hòa tan, nhổ ra thì sợ bay đi mất. Trẻ như thế này sẽ trở nên nhát gan, vô dụng, mất đi tự tin, tâm lý luôn muốn dựa dẫm; khi ở trong nhà thì ngang nhiên bá đạo, ra ngoài lại gan bé như chuột, điều này thể hiện một tính cách thiếu hụt trầm trọng.
Sợ khóc đòi ăn vạ
Do từ bé trẻ đã được đáp ứng theo yêu cầu nên khi gặp phải chuyện không hài lòng, trẻ bèn khóc đòi, nằm đất ăn vạ, không ăn cơm để "đe dọa” bố mẹ. Các ông bố bà mẹ yêu chiều trẻ chỉ còn cách dỗ dành, nịnh nọt, đầu hàng, nghe theo để trẻ chịu ăn. Các bậc phụ huynh sợ trẻ khóc đòi, ăn vạ là những phụ huynh vô năng. Ngược lại, bố mẹ la mắng, đánh đập trẻ sẽ trở nên đứa con vô tình, trong tính cách đã gieo mầm một hạt giống sự ích kỷ, nhẫn tâm, ngang ngược và thiếu sự kiềm chế.
Lá chắn bảo vệ con trước mặt người thân
Có lúc bố dạy con, mẹ lại nuông chiều, che chở: "Không nên quá nghiêm khắc, con còn quá bé”. Khi bố mẹ nghiêm khắc dạy con, bà bèn đứng lên nói: "Các con không được yêu cầu trẻ quá vội, lớn lên cháu sẽ tốt thôi, khi các con còn bé, còn không ngoan bằng cháu bây giờ đâu!”. Những đứa trẻ sống trong không khí và môi trường như thế này đượng nhiên là dạy không nổi, bởi vì trẻ hoàn toàn không có quan niệm đúng sai, đồng thời lúc nào cũng trốn trong "cái ô bảo vệ” và hậu quả là trẻ luôn là nguyên nhân gây bất hòa trong gia đình.
Những ví dụ trên không phải gia đình nào cũng có toàn bộ, nhưng mỗi gia đình đều chiếm một vài phần trong các phương thức yêu chiều trẻ phía trên nhưng cũng nên đề phòng, cảnh giác. Chúng ta hãy luôn lấy tình yêu khoa học, nghiêm túc để bảo vệ trẻ mạnh khỏe trưởng thành.