13 công dụng bất ngờ của MÍA với BÀ BẦU khiến chị em không còn lo lắng

14:55, Thứ năm 21/06/2018

( PHUNUTODAY ) - Mía là một thực phẩm mà ít người chú ý tới, nghĩ tới mía người ta hãy nghĩ đến công dụng đầu tiên là giải khát ít ai ngờ mía lại có công dụng to lớn như vậy với bà bầu.

 1. Bù năng lượng tức thì

159351-uong-nuoc-mia

Mía được xem là giải pháp cấp bách để cung cấp năng lượng cho mẹ bầu trong trường hợp bị quá đói hoặc khát dẫn đến hạ đường huyết. Trên thực tế, bà bầu cần nạp nhiều năng lượng hơn mỗi ngày nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động và sự phát triển của thai nhi một cách khỏe mạnh.

2. Ổn định đường huyết

Chỉ số Glycemic (GI – chỉ số đường huyết) là cơ sở để đánh giá về sự gia tăng lượng đường trong máu. Mía chứa lượng đường lớn, nhưng lại không hề ngây hại cho người tiểu đường vì đó là đường tự nhiên và có chỉ số GI thấp.

3. Trị táo bón

Nếu mẹ vẫn đang lúng túng không biết làm cách nào để “đuổi” chứng táo bọn khó ưa trong thai kỳ thì nước mía là loại nước uống nên có trong thực đơn của bạn. Chất cali có trong nước mía không chỉ trị táo bón hiệu quả mà còn giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng khó tiêu nữa đấy.

4. Giải nhiệt

sau-sinh-co-duoc-uong-nuoc-mia_701103751-e1522405220789

Trong cây mía, đường chiếm tới 70%. Ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đó là các vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và nhiều acid tốt cho cơ thể. Do vậy, khi mang thai, phụ nữ uống nước mía thường xuyên không chỉ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng nước, năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể giải nhiệt và xua tan mệt mỏi.

5. Chữa cúm an toàn

Ít ai biết rằng, nước mía còn có tác dụng chữa sốt cao, mất nước, miệng khô. Nếu bà bầu bị sốt, không nên uống thuốc ngay mà có thể sử dụng nước mía 1-2 ly, ngày 3 lần, có tác dụng giảm cúm an toàn.

6. Cung cấp protein

Mía chứa nhiều protein có lợi cho cơ thể. Đặc biệt, protein lại là dưỡng chất cần thiết với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Một trong những cách giúp bạn tiêu nạp đủ protein là ăn mía mỗi ngày.

7. Chống viêm đường tiết niệu

45af66041b5c23.img

Viêm đường tiết niệu khiến mẹ bầu buốt, rát mỗi lần đi tiểu, còn ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài. Hơn nữa, nguy cơ mắc phải bệnh này với các mẹ bầu là rất cao.

8. Cải thiện tình trạng ốm nghén

Nghén là một trong những nỗi ám ảnh của bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ có biết nước mía được sử dụng như một bài thuốc làm giảm bớt chứng ốm nghén của các thai phụ không? Lấy một ít nước mía hòa với một chút nước gừng, chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày. mẹ bầu sẽ cảm thấy đỡ hơn nhiều đấy.

Nước mía có rất nhiều lợi ích cho cơ thể mẹ bầu nhưng bạn không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi mang thai, cơ thể mẹ cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi. Vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, nên rất dễ làm no bụng mà dinh dưỡng cung cấp lại không đủ thay thế cho các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

9. Uống nước mía khi mang thai bảo vệ da khỏe mạnh

Da là một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, trong thai kỳ, da của mẹ có nguy cơ sẽ đối mặt với các vấn đề về mụn. Những nốt mụn li ti hoặc sưng đỏ có thể là nỗi phiền muộn lúc này của mẹ. Nếu bạn đang nằm trong trường hợp này, hẳn bạn sẽ rất vui khi biết rằng chất axit alpha hydroxyl có trong nước mía sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về da.

10. Tăng cường hệ miễn dịch

Mía giàu chất chống ô-xy hóa có thể chống lại những bệnh viêm nhiễm. Đồng thời, hệ miễn dịch của các mẹ bầu cũng được cải thiện nhờ mía. Đây là một trong những lý do quan trọng vì sao bạn được khuyên ăn mía thường xuyên khi mang bầu.

11. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa cũng được hưởng nhiều lợi ích từ mía. Bởi lẽ mía cung cấp lượng kali dồi dào, giúp thúc đẩy việc tiêu hóa thức ăn. Các mẹ bầu hay gặp vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón.

12. Giàu chất chống ô-xy hóa

Chất chống ô-xy, cụ thể là flavonoid và phenolic, trong mía không chỉ mang lại công dụng chống viêm nhiễm, mà còn hạn chế triệu chứng dị ứng trong quá trình mang thai.

13. Cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết

cay_mia_WNQQ

Ngoài đường, trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ. Nước mía cũng bổ sung một lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản, một ly nước mía có thể giúp mẹ bầu cản thiện tâm trạng ngay. Lượng đường trong nước mía giúp bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn.Hi vọng với bài viết chia sẻ: Tác dụng của nước mía đối với bà bầu sẽ giúp các mẹ bổ sung thêm kiến thức để có thể tự chăm sóc bản thân và thai nhi được khỏe mạnh.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc