19 mũi tiêm phòng bảo vệ con cả đời, cha mẹ nào cũng nhất định phải biết

( PHUNUTODAY ) - Không phải loại bệnh nào trẻ cũng có thể tự miễn dịch được, đặc biệt là bệnh ho gà. Bởi vậy, cha mẹ cần ghi nhớ 19 mũi tiêm bảo vệ con cả đời và cho con tiêm chủng đầy đủ.

 Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Tiêm vắc-xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra miễn dịch để chủ động phòng tránh sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. Trẻ em mới sinh ra có thể miễn dịch với một số loại bệnh vì nhận được kháng thể từ sữa mẹ. Tuy nhiên sự miễn dịch này rất ngắn, chỉ kéo dài từ 1 tháng tới khoảng 1 năm và không phải loại bệnh nào trẻ cũng có thể miễn dịch được đặc biệt là bệnh ho gà.

tiem

Lịch tiêm chủng cho trẻ theo từng độ tuổi

Sau khi sinh: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B.

Dưới 1 tháng tuổi: Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi

Những mũi tiêm cho trẻ 2 đến 6 tháng tuổi

Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3

Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4

Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3

Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy

6-11 tháng tuổi: Tiêm phòng cúm

Các mũi tiêm phòng cho bé 12 tháng đến 15 tháng tuổi:

Viêm não Nhật Bản B

Thủy đậu

Sởi, quai bị, Rubella

Viêm gan A mũi 1

16-23 tháng tuổi:

Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4

Hib mũi 4

Viêm gan B mũi 4

Viêm gan A mũi 2

Các mũi tiêm phòng cho bé trên 2 tuổi (24 tháng)

Phòng Viêm màng não mô cầu A+C

Viêm não Nhật Bản mũi 3

Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu

Tiêm phòng thương hàn, tã

Trên 9 tuổi: Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.

Để bảo vệ trẻ em nữ khỏi hai loại virus lây truyền qua đường tình dục, gây ung thư cổ tử cung, bạn cần cho con tiêm vắc-xin HPV (Human papillomavirus). Đây là loại vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung, được khuyến khích tiêm cho các em gái ở độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Loại vắc-xin này cần được tiêm 3 liều trong thời gian 6 tháng.

Bác sĩ Vân Anh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đưa lời khuyên đối với các bậc phụ huynh khi cho con đi tiêm chủng: Cần theo dõi và tiêm chủng đầy đủ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng, không để trẻ bị trì hoãn vì như vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do không có miễn dịch bảo vệ như bệnh ho gà, sởi, bạch hầu, lao, viêm gan B, viêm não Nhật Bản…

tiem 2

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm chủng:

Cần theo dõi và tiêm chủng đầy đủ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng, không để trẻ bị trì hoãn vì như vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do không có miễn dịch bảo vệ như bệnh ho gà, sởi, bạch hầu, lao, viêm gan B, viêm não Nhật Bản…

Khi đưa trẻ đi tiêm chủng,cha mẹ lưu ý giữ ấm đúng cách bởi trẻ nhỏ rất dễ bị viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phế quản phổi. Đây là bệnh rất nguy hiểm có thể biến chứng nặng và gây tử vong.

- Sau khi tiêm, cha mẹ ngồi lại theo dõi 15-30 phút, xem có dị ứng với thuốc không.

- Theo dõi khi trẻ về nhà: xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc-xin 5 trong 1.

Cha mẹ nên chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng. Trẻ sốt nhẹ sốt 37-38 độ thì có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.

- Một số biểu hiện nặng sau tiêm chủng: sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm... Khi đó, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link