Người con hay cằn nhằn thói quen ăn uống của cha mẹ
Nhiều người lớn tuổi đã quen với việc tiết kiệm cả đời, ngay cả khi về già, có điều kiện vật chất tốt hơn, được con cái biếu tiền hàng tháng thì họ vẫn giữ nếp sinh hoạt cũ. Ví dụ như khi nhiều người già ăn cơm xong thấy đĩa sau hay bát canh còn thừa sẽ để đó chiều ăn tiếp.
Lúc này người con sẽ cằn nhằn, chỉ trích không cho cha mẹ tiết kiệm thái qua. Cha mẹ thấy con cằn nhằn thì khó chịu, nghĩ con xem thường mình. Nhưng thực tế là do con biết quan tâm đến sức khỏe của cha mẹ nên mới không cho cha mẹ tích trữ đồ ăn.
Những người con ở gần cha mẹ, qua thăm hỏi thường xuyên lại hay bị cằn nhằn
Trong xã hội này có một nguyên tắc chính là ''xa thơm gần thối'', ý muốn miêu tả các mối quan hệ trong xã hội. Thường thì khi ở xa thì mối quan hệ tình cảm sẽ tốt hơn là ở gần. Còn khi ở gần và va chạm nhiều se gây ra những mâu thuẫn.
Trong mối quan hệ cha mẹ và con cái cũng thế, nhiều cha mẹ thường mắng chửi con cái ở gần hơn là những đứa con ở xa. Bởi càng ở gần, càng làm nhiều việc thì càng cảm thấy lỗi sai của đối phương, còn ở xa thì không biết đến.
Nhưng thực tế những đứa con ở gần, dành tình yêu thương cho cha mẹ rất nhiều.
Con cái kêu gào vì thói quen sinh hoạt của cha mẹ
Bên cạnh thói quen ăn uống thì nhiều người lớn tuổi cũng có những thói quen sinh hoạt, lối sống không hề tốt cho sức khỏe của mình. Ví dụ như có người hay hút thuốc. Hay có người cao tuổi uống thuốc vô tội vạ.
Khi nhìn thấy cảnh này thì con cái sẽ lo lắng cho cha mẹ. Nên chúng ta sẽ cằn nhằn, nhưng cha mẹ lại cho rằng chúng dạy đời mình. Hãy nhớ con càng hiếu thảo càng quan tâm đến những chi tiết nhỏ trong cuộc sống của cha mẹ.