1. Lễ cúng Rằm tháng Chạp
Lễ cúng rằm tháng Chạp là mâm cỗ rằm của năm của gia đình, nên buộc phải chuẩn bị vô cùng tươm tất. Nếu những ngày rằm thông thường khác, chỉ cần dâng hương, hoa, trái cây, thì rằm tháng Chạp lại thịnh soạn hơn nhiều với những món mặn vô cùng tươm tất: gà trống luộc, giò chả, măng miến. Thậm chí nhiều gia đình còn cúng thêm bánh Chưng để đón mừng không khí Tết rộn ràng. Hoa vào ngày rằm tháng Chạp thường là hoa cúc, huệ, tạo ra sự thanh tao, trang nhã, linh thiêng. Quả bên cạnh những thức quả thông thường, còn có thêm Phật thủ để thức tỉnh sự phù hộ của Thần Phật trong năm mới.
2. Lễ cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo tức tiễn ông Táo về chầu trời, báo cáo mọi việc lớn nhỏ của gia đình trong một năm với Ngọc Hoàng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều gia đình vẫn tổ chức làm cơm cúng ông Công ông Táo vào buổi chiều, nhưng buộc phải hoàn thành trước trời tối. Bằng không tức là cúng ma quỷ, mang lại nhiều xui xẻo cho gia đình.
Lễ cúng không thể thiếu áo mũ quan của ông Công, ông Táo, cá chép sống. Mâm cúng phải chuẩn bị tươm tất: gà luộc, nem rán,... tùy theo truyền thống của từng vùng miền. Sau khi thắp hương, tạ lễ sẽ tiến hành thả cả chép ra sông, hóa rồng để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời.
3. Lễ cúng Tất niên
Lễ cũng tất niên là lễ cúng kết thúc năm cũ, đón chào năm mới, diễn ra vào chiều 30 Tết. Đây là lễ cũng quan trọng, vô cùng linh thiêng, mang ý nghĩa tiến đưa năm cũ cùng mọi điều không may, xui xẻo, đón chào một năm mới bình an, hạnh phúc.
Sau khi nhà cửa đã được dọn dẹp sạch sẽ, mọi người tắm gội xong xuôi để rửa sạch hết bụi bặm, sẽ dâng lễ, hóa vàng, thờ cúng thần linh, tổ tiên. Mâm cúng bắt buộc phải có gà, bánh chưng - những món ăn phong thủy tạo ra vận khí cho gia đình. Sau khi hương tàn, gia đình sẽ xin lễ, quây quần bên mầm cỗ, tạo ra bầu không khí ấm áp, đủ đầy.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!