Trách móc bản thân quá mức
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta từng rơi vào cảm giác này. Một việc nhỏ xảy ra nhưng cứ đến tối ta lại suy nghĩ, tự trách bản thân mình làm chưa đủ tốt, thậm chí nghi ngờ năng lực của mình.
Tự trách bản thân quá mức thường bắt nguồn từ việc theo đuổi sự hoàn hảo, nỗi sợ hãi mình thất bại. Bất kỳ ai cũng hi vọng bằng việc liên tục suy nghĩ mình sẽ đạt được tiêu chuẩn cao hơn. Nhưng sự theo đuổi này thường là không thực tế, bởi chẳng có ai là hoàn hảo cả.
Muốn thoát khỏi việc trách móc bản thân thì chúng ta cần nhớ đừng bao giờ theo đuổi sự hoàn hảo, hãy thường xuyên động viên bản thân mình một cách tốt hơn.
Khi nhận thấy bản thân đang rơi vào vòng xoáy tự dằn vặt, chúng ta có thể thử áp dụng phương pháp để điều chỉnh lối suy nghĩ của mình.
Kìm nén cảm xúc
Trong suy nghĩ của nhiều người, mạnh mẽ, độc lập là những phẩm chất cần có của một người trưởng thành. Khi gặp khó khăn, thử thách, nhiều người chọn im lặng, chôn giấu cảm xúc. Họ cho rằng chỉ có thể bản thân mới tốt.
Nhưng cách làm này cực kỳ nguy hiểm. Việc kìm nén cảm xúc trong thời gian dài sẽ khiến tâm lý áp lực, dẫn đến trầm cảm. Việc kìm nén cảm xúc cũng khiến các mối quan hệ trở nên căng thẳng hơn.
Thế nên việc học cách bộc lộ cảm xúc hợp lý điều cực kỳ quan trọng.
Chạy theo sự hoàn hảo
Theo đuổi sự hoàn hảo chính là đặc điểm của nhiều người. Họ đặt ra yêu cầu cực kỳ cao với bản thân, cả những người xung quanh, lúc nào muốn mọi thứ phải thật tốt.
Chủ nghĩa hoàn hảo khiến người ta lúc nào sống trong lo lắng, sợ mình mắc sai lầm, sợ bị đánh giá.
Thế nhưng chúng ta nên thoát khỏi cái bẫy của chủ nghĩa cầu toàn. Chúng ta nên uốn nắn suy nghĩ của mình, học cách trân trọng những thành quả mà mình có được.